Bảo Mật Cho Cuộc Chiến

 

Trong thập niên 80, vụ án " Biệt kích Văn hóa trong lòng địch" ở Sàigòn  khiến hàng chục nhà văn nghệ sĩ còn bị kẹt trong nước, cụ thể như Hoàng hải Thủy, Khuất duy Trác bị một lần tù thứ hai cả chục năm sau lần tù thứ nhứt, điều CS gọi là " cải tạo". Nguyên do chánh là do báo chí  người Việt hải ngoại vô tình làm bể lộ việc người viết gởi bài lén ra ngoại quốc. Gần đây một phong trào đang thịnh hành, nhiều cố gắng được thực hiện để nối mạng giúp các nhà tranh đấu trong nước nói chuyện và trả lời trực tiếp  đồng hương đang sống và ủng hộ ở ngoại quốc. Nhiều câu hỏi có thể gây nguy hiễm cho người trả lời và làm lộ bí mật của kế hoạch đấu tranh, nếu được trả lời thẳng thắn.

 

Sống lâu tại Mỹ với đủ thứ tự do, đôi khi  một số ít đồng hương không thông cảm được những khó khăn, nguy hiễm mà những người sống trong rọ CS đang phải chịu đựng. Một lời nói hớ là lý do để CS qui chụp đày đi tù "cải tạo". Phương chi những nhà đấu tranh là những mục tiêu thường trực cũa CS . CS chờ bất cứ sơ hở nào xảy ra để làm tình, làm tội.

 

Tất cả cuộc điện đàm nói trên đều dùng bạch thoại, hoàn toàn không được mã hóa một chút nào. Ngay trong các cuộc điện đàm riêng tư giữa những người thân tín ở ngoài nước với các nhà đấu tranh trong nước, an ninh truyền tin cũng không bảo đảm. Ai cũng biết không một cuộc điện đàm, phát thanh  nào qua khỏi được lỗ tai của FBI nếu ở trong và của CIA, DIA nếu ra ngoài nước Mỹ. Ở một chừng mực nào đó, quyền lợi của Mỹ chưa hẵn phù họp với mục tiêu đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền. Riêng đối với CSViệt Nam thì khỏi nói, việc kiểm thính vừa diện vừa điểm, được thực hiện thường xuyên, liên tục do liên ngành an ninh, quốc phòng, bưu điện. Những đường dây điểm như của các nhà tranh đấu là mục tiêu tập trung nỗ lực chính của CSï.Do vậy điện thư, thư tín, điện đàm khó mà lọt khỏi lỗ tai, con mắt của họ.

 

Trong khi đó, các cuộc phỏng vấn những nhà tranh đấu từ ngoài nước dù đã dược dặn dò tránh đặt những câu hỏi tế nhị có thể gây nguy hại cho người va økế hoạch tranh đấu đi nữa, cũng khó tránh khỏi những câu hỏi chuyên nghiệp của những người làm truyềân thông và của quần chúng yểm trợ. Truyền thông theo thói quen nghề nghiệp cố moi cho ra sự thật để phục vụ người đọc và người nghe. Quần chúng yễm trợ có quyền biết tình hình đấu tranh mình yểm trợ ra sao. Còn nhà tranh đấu có nhu cầu làm sáng tỏ chánh nghĩa, vận động yễm trợ, nhưng đồng thời cũng có nhu cầu bảo mật kế hoạch hành động vì mưu bất hoạch sẽ di hại. Thật là một bài toán khó giải quyết, một xung khắc khó hòa đồng, thỏa hiệp giữa việc bảo mật an toàn và vận động công khai.

 

Hơn nữa, gần đây cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền đã đi đến giai đoạn vận động chiến. Việc nắm được kỹ thuật vận động, phổ biến hữu hiệu chính nghĩa, để có đủ yễm trợ vật chất và tinh thần là chìa khóa thắng lợi. Ðối với quân sư, an ninh, hành chánh không khó; người không có nhu cầu biết (need to know) thì không được biết. Nhưng trong vận động chiến, quần chúng là yếu tố thành bại, phải hiểu biết mới chịu yễm trơ. Ðáp số cho bài toán chỉ có thể tìm ra với sự tự chế, tương nhượng vì quyền lợi quốc gia dân tộc của quần chúng yễm trợ và bản lĩnh của những nhà lãnh đạo đấu tranh trong thời đại Tin học, tin tức thừa mứa này. Và sự thỏa hiệp đầy cảm thông ấy đã thấy trong lời mào đầu thẳng thắn của những người tổ chức cuộc hội thoại, xin tránh những câu hỏi có thể gây nguy hại cho an ninh người trong nước hay nguy hại cho kế hoạch đấu tranh. Có nhiều người điều khiển chương trình còn cẩn trọng hơn,  yêu cầu đặt câu hỏi trên giấy và giao cho ban tổ chức sàng lọc hỏi dùm, vừa bảo an, vừa bảo mật cho cuộc đấu tranh và người tranh đấu . Cho đến bây giờ chưa thấy ai phản đối. Thái độ chung tích cực ấy nói lên trình độ hiểu biết cao về việc bảo mật cho cuộc đấu tranh và niềm thông cảm sau xa của quần chúng hội thoại đối với người trong nước vì , dễ hiểu, ít nhứt 75% người Việt hải ngoại ở Mỹ xuất thân từ là quân dân cán chính VNCH, từng có kinh nghiệm bảo mật trong công vụ. 

 

Bù lại những nhà tranh đấu đang đứng đầu sóng, ngọn gió trong nước cũng tỏ ra bản lĩnh rất cao. Ðã hơn một lần nhiều vị trả lời bằng cách nói nghe không được, nghe không rõ đối với những câu hỏi mà việc trả lời sẽ nguy hại cho cá nhân và công cuộc tranh đấu. Nhà ngoại giao trong trường hơp tương tự thường dùng công thức, "còn quá sớm để nói," nhưng nhà tranh đấu tại VN không làm thế, khôn khéo gián tiếp đổ cho việc CS phá đường dây, quây mũi dùi tức bực vào đối phương.

 

 Việc bảo mật trong vận động chiến vừa có tính ngoại giao vừa có tính chính trị, khác với việc bảo mật quân sự và công vụ. Không đơn thuần làm theo điều lịnh bảo mật, ấn định độ mật: kín, mật, tối mật, cất tài liệu trong tủ sắt có hai lần khóa và nút bấm tiêu hủy khi bị đột kích cần rút lui nhanh, và qui định giới chức nào được đọc. Người đấu tranh phải nói mới vận động quần chúng được cũng như nhà ngoại giao, nhà chánh trị phải nói một cái gì khi được phỏng vấn, không ngậm tăm được. Nghệ thuật bảo mật đấu tranh là nói đúng cái cần nói, đúng thời điểm, và khéo  léo tránh né những câu hỏi vặn vẹo. Trong mấy tháng nay, từ khi phong trào nối mạng hội thoại giữa người trong nước đấu tranh với đồng hương ngoài nước yễm trợ - chắc chắn CS nghe đủ cả - nhưng chưa có một nguy hại nào xảy ra cho những nhà đấu tranh trong nước do bể lộ. Trái lại hiệu năng của các cuộc hội thoại rất lớn. Tinh thần những nhà đấu tranh trong nước tăng. Quần chúng yễm trợ nước ngoài, khí thế cũng tăng, làm cho người Việt hải ngoại kết họp lại trong mẫu số chung đấu tranh cho tự do tôn giáo và tự do dân tộc. Công lao này thuộc về những người trẻ thầm lặng, thường dấu tên, chịu tốn tiền bạc, công sức  kết nối những nhà đấu tranh với các cơ quan phát thanh và báo chí. Công lao nầy thuộc tiến bộ khoa học kỹ thuật của Thời đại Tin học, rút ngắn không gian, đưa con người lại gần nhau, khác với CS lỗi thời tồn tại nhờ bưng bít, nhờ tạo hố sâu ngăn cách giai cấp, chia để trị. Phong trào tranh đấu làm chủ được kỹ thuật thời đại, áp dụng kiến hiệu vào cuộc đấu tranh, sớm hay muộn gì rồi cũng thành công đem thắng lợi lại cho tôn giáo và dân tộc.

Vi Anh