Bài Tường Thuật Của Nguyên Hoàng Bảo Việt:

Đại Hội Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế Luân Đôn 2001,

 

Sáu mươi lăm Trung tâm Văn Bút tham dự Đại hội Đại biểu Văn Bút Quốc tế khóa đặc biệt vừa diễn ra tại Luân đôn từ ngày 27 đến 30 tháng 11 năm 2001. Hội Nghị này thay thế Đại Hội Thế giới Văn Bút Quốc tế kỳ thứ 68 đã không thể đuợc tổ chức tại Manila cuối tháng 3 và tại Ohrid cuối tháng 9 vừa qua, vì sự thiếu an ninh ở Phi Luật Tân và Macédoine. Mặc nhiên Đại hội đuợc đặt dưới dấu hiệu khẩn trương. Sáu mươi Trung tâm Văn Bút đã gởi gần 140 nhà văn đến thủ đô Anh quốc. Trong số đó có 99 đại biểu và 36 tham dự viên. Phải kể thêm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại sẽ đuợc Đại hội Đại biểu chính thức cho phục hoạt theo đề nghị của ông Terry Carlbom, Tổng Thư ký VBQT. Ngoài ra, 4 Trung tâm Văn Bút tân lập sẽ đuợc Đại hội Đại biểu công nhận. Đó là các Trung tâm: Algérie, Nigeria, Ouganda và Nhà Văn Trung Hoa độc lập (Independant Chinese Writers). Tổng cộng 65 Trung tâm cu mới sẽ có mặt. Về phía Trung Ương VBQT, ngoài ông Terry Carlbom còn có ông Chủ tịch Homero Aridjis, hai Phó Chủ tịch, bà Joanne Leedom-Ackerman và ông Alexandre Blokh, 6 Ủy viên Chấp hành và Chủ tịch các Ủy ban Dịch Thuật & Quyền Ngôn Ngữ, Ủy ban đặc trách Nhà Văn bị cầm tù WIPC và Ủy ban Nhà Văn vì Hòa bình. Trong ban hành chánh và chuyên biệt: những khuôn mặt rất quen thuộc như bà Sara Whyatt, Giám đốc Chương trình WIPC, bà Cathy McCann, Chuyên viên Sưu Tầm WIPC, bà Jane Spender, Đặc nhiệm Hành chánh kiêm Biên tập tạp chí VBQT, v.v. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đuợc phục hoạt

VBVNHN có hai đại biểu: Chủ tịch Minh Đức Hoài Trinh và Tổng thư ký Nguyễn Đức An. Phái đoàn còn có văn hữu Trần Thy Vân, Phó chủ tịch, Nguyễn Viết Đức, hội viên Nam Cali và Nguyễn Quang Huy, hội viên tán trợ. Trong hai ngày 27 và 28 tháng 11, thi hữu Hoài Việt Nguyễn Văn Huớng thuộc trung tâm Âu châu đã đến tham dự hai phiên họp của Ủy ban đặc trách Nhà Văn bị cầm tù , Ủy ban Nhà Văn vì Hòa bình và buổi họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu. Nhà thơ kiêm khoa học gia khi rời Paris có mang theo mấy mươi tập thơ "Hòa bình và Tự do" (Việt-Anh-Pháp) để tặng một số văn hữu ngoại quốc. Tôi là hội viên trung tâm Âu châu VBVNHN. Đồng thời cung có chân trong Trung tâm Văn Bút Thụy si Pháp thoại (Centre PEN Suisse Romand) mà tôi là đại biểu trong kỳ Đại hội này. Tuy không phải là thành viên phái đoàn VBVNHN, tôi vẫn có dịp nói chuyện với anh Hoài Việt, với chị Minh Đức Hoài Trinh và các anh tháp tùng Chị. Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Các anh chị đều thấy tôi khá bận nên không muốn giữ tôi lâu trong lúc nghỉ giải lao hoặc ăn trua. Chiều thứ tư 28 tháng 11, Đại hội Đại biểu bắt đầu họp theo Nghị trình 42 điểm. Nghị điểm 6 ghi tên 8 người đã khuất bóng kể từ Đại Hội Mạc Tư Khoa (5-2000), trong đó có cố thi si và ký giả Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân. Ông Chủ tịch VBQT yêu cầu mọi người đứng dậy giữ một phút mặc niệm. Sau đó Đại hội thảo luận về Nghị điểm 7. Đây là phần quan trọng nhất đối với VBVNHN. Ông Tổng Thư ký đề nghị Đại hội Đại biểu hợp thức hóa sự tái hội nhập của VBVNHN vào gia đình VBQT. Quyết Nghị đã đuợc thông qua mau lẹ. 54 phiếu Thuận. Không phiếu Chống. Tôi vui mừng và mong thấy từ nay VBVNHN có thể đóng góp cụ thể phần mình vào những hoạt động của VBQT, sau nhiều năm vắng mặt. Sau khi VBVNHN đuợc phục hoạt, 2 Trung tâm Hồi quốc và Sierra Leone tiếp tục ở trong tình trạng "bất động" (dormant) và Trung tâm Sao Paulo (Ba Tây) không còn hiện hữu nữa.

Văn Bút Thụy Si Pháp thoại và Dự Thảo Quyết Nghị về Việt Nam

 

Những người bạn Thụy Sĩ

Văn Bút Thụy Si Pháp thoại (Centre PEN Suisse Romand) là một trong những thành viên VBQT có truyền thống dấn thân cho lý tưởng của NhàVăn. Trung tâm luôn luôn trung thành với tinh thần Hiến chương VBQT. Trung tâm được biết tiếng vì những hoạt động có phẩm chất cao của Ủy ban đặc trách Nhà Văn bị cầm tù. Trung tâm bênh vực và giúp đở nhiều nhà văn bị hiểm nguy, thu nhận họ làm hội viên danh dự (mấy năm gần đây Việt Nam có Tô Thùy Yên, Phạm Đức Khâm, Thích Huệ Đăng, Nguyễn Đình Huy). Nữ văn hữu Fawzia Assaad, vừa mãn nhiệm trong Ủy ban Chấp hành VBQT, còn đại diện cho VBQT trong những khóa họp của Ủy hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève. Nữ văn hữu Mavis Guinard tình nguyện dịch tài liệu VBQT từ Anh sang Pháp ngữ để VBQT phổ biến đến những Trung tâm Văn Bút Pháp thoại. Cu�ng chính bà là người đã điều khiển ban dịch thuật trong công ﴃ�c chuyển dịch Anh/Pháp tuyển tập "This Prison Where They Live", The PEN Anthology of Imprisoned Writers để Văn Bút Thụy Si Pháp thoại xuất bản dưới tựa đề "Ecrivains en Prison". Trong tập sách rất quý này có thơ Nguyễn Chí Thiện, bên cạnh tác phẩm viết trong tù của 69 thi văn si ở khắp thế giới, như Arthur Koestler, Alexander Soljenitsyne, Vaclav Havel, Joseph Brodsky (thi sĩ Nga đã từ trần vài tuần sau khi viết Lời Tựa cho tuyển tập), Tang Qi, Jorge Valls Arango, Promo Levi, v.v.

Hành trình của Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam

Vượt biển tị nạn Cộng sản, tôi đuợc Văn Bút Thụy Si Pháp thoại mở rộng vòng tay tiếp đón. Trong lúc VBVNHN còn bị "bất động", tôi có bổn phận phải lên tiếng thay cho những văn thi hữu, nhà báo, học giả, trí thức lương giáo bị ngụy quyền Hà nội đàn áp, giam cầm trong những trại lao động khổ sai. Tại Varsovie, thủ đô Ba Lan bất khuất của cố linh mục Popieluszko, tháng 6 năm 1999, Đại hội VBQT đã thông qua một Quyết Nghị về Việt Nam. Đó là sáng kiến của Văn Bút Anh, Ba Lan, Thụy Si Ý thoại vàؠPháp thoại. Đến Đại Hội Mạc Tư Khoa, tôi có hứa: Nếu tình hình ở Việt Nam vẫn không đuợc cải thiện, Văn Bút Thụy Si Pháp thoại sẽ phối hợp với nhiều Trung tâm bạn sẵn sàng lên tiếng thay cho những văn hữu mà tiếng nói bị tước đoạt, ngòi bút bị bẻ gãy, thân thể bị nhục hình ở Việt Nam. Mùa thu 2000, chưa có giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng VBVNHN. Tôi lo thu thập tài liệu cho Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam vì Đại Hội Thế giới VBQT kỳ thứ 68 sẽ diễn ra tại Manila cuối tháng 3 năm 2001. Văn Bút Phi Luật Tân cho tôi biết tin dự định bất thành. Nhận lời thỉnh cầu của VBQT, Văn Bút Macédoine chuẩn bị tổ chức Đại Hội tại Ohrid vào cuối tháng 9. Cha Nguyễn Văn Lý bị bắt ngày 17 tháng 5 trong lúc tôi sắp hoàn tất Dựhảo Quyết Nghị về Việt Nam. Tôi chưa ghi tên Cha Lý vào bản văn vì muốn chờ đợi kết quả can thiệp của Quốc hội Âu châu, chánh phủ Thụy Si và nhiều nước khác. Một mình Văn Bút Thụy Si Pháp thoại cung có thể đệ nạp Dự thảo Quyết Nghị. Nhưng tôi muốn tạo cơ hội để tình liên đới gắn bó giữa bạn bè quốc tế đuợc thể hiện. Nhất là đứng trước vấn đề phẩm giá và quyền tự do căn bản của nhà văn và trí thức bị chà đạp bởi chế độ độc tài Việt cộng. Vì vậy, tôi đã cố gắng liên lạc với văn hữu Chủ tịch và Tổng thư ký của một số Trung tâm Văn Bút truớc khi các bạn ấy đi nghỉ hè. Còn phải tôn trọng thời hạn nộp Dự thảo Quyết Nghị do VBQT qui định và khuyến cáo. Lần lượt, Dự thảo sơ khởi (song ngữ Anh Pháp) đuợc sự hưởng ứng của các bạn Alexander Tkatchenko (Nga), Isobel Harry (Gia Nã Đại), Sylvestre Clancier (Pháp), Roger Paul Gilbert (Québec). Đầu tháng 7, VBQT nhận đuợc điện thư của Wendy Birman và Margaret Jones yêu cầu ghi vào Dự thảo sự ủng hộ của hai Trung tâm Perth và Sydney. Về sau, văn hữu Gustav Murin viết thêm tên Văn Bút Slovaquie(Slovakia) vào Dự thảo Quyết Nghị đã đuợc tu chính. Sở di có tu chính là vì trước hết, tu si Phật giáo Thích Huệ Đăng, hội viên danh dự Văn Bút Thụy Si Pháp thoại mới đuợc phóng thích. VBQT đuợc tôi báo tin hôm 3 tháng 9. Kế đến, ngày 19 tháng 10, Cha Nguyễn Văn Lý bị Việt cộng kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế. Nhận tin chẳng lành này, tôi quyết định đua truờng hợp "người tù lương tâm" của Ân Xá Quốc tế vào Dự thảo Quyết Nghị. Đồng thời rút lại phần nói về Thích Huệ Đăng, tác giả Nhân bản luận. Quá khuya rồi mà tôi còn đọc lớn tên từng người: Nguyễn Đình Huy, Thích Huyền Quang, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Hà Si Phu, Bùi Ngọc Tấn. Và cung khắc ghi trong trí nhớ những nạn nhân khác không đuợc nêu tên vì khuôn khổ hạn hẹp của một Quyết Nghị. Tôi gọi điện thoại văn hữu Chủ tịch Alexis Koutchoumow sáng hôm sau. Ban Chấp hành Văn Bút Thụy Si Pháp thoại đuợc mời họp trong một thời gian kỷ lục. Nữ văn hữu Fawzia Assaad từ Ai Cập mới về tới Genève, đã tự tay gởi liền qua Luân Đôn đề nghị tu chính Dự thảo Quyết Nghị đã đệ nạp từ ba tháng trước để đua ra Đại Hội Ohrid (không tổ chức đuợc). Tôi biết VBQT rất bận và gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn nhân sự và phương tiện. Vả lại, chỉ còn khoảng một tháng là Đại hội Đại biểu Luân Đôn khai mạc. Sợ tài liệu thất lạc, tôi đã gởi thêm một lần nữa Dự thảo Quyết Nghị với đề nghị tu chính đến Văn phòng Hành chánh, Ban Sưu tầm và Ban Chương trình WIPC. VBQT phúc nhận ngay. Tôi mới thật yên tâm vì biết chắc vào ngày họp đại diện tất cả các Trung tâm tham dự đều sẽ có trong tay Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam đuợc cập nhật theo đề nghị tu chính vừa kể. Tôi muốn ghi nhận nơi đây sự đóng góp của Bác si Lâm Thu Vân, Chủ tịch Trung tâm Dân Chủ cho Việt Nam ở Montréal (Gia Nã Đại). Thông qua Văn Bút Québec, bà đã bổ túc Dự thảo Quyết Nghị về trường hợp hoà thượng Thích Quảng Độ. Bà và tôi thường trao đổi tin tức liên quan đến những vụ Việt cộng vi phạm Nhân Quyền. Tôi cung không quên cám ơn bà Ngô Thị Hiền, Chủ tịch Ban Điều hành Ủy ban Tự do Tôn giáo cho Việt Nam (CRFV). Sau khi đề nghị tu chính Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam đã đuợc chuyển đến VBQT, phu nhân của nhà thơ Nghiêu Minh có gởi tặng tôi quyển "Linh mục Nguyễn Văn Lý - Nguyệt Biều An Truyền lưu tập" do bà dày công thực hiện. Qua tập sách này, tôi cảm nhận nơi Cha Nguyễn Văn Lý, không những là một tu si tranh đấu cho Tự do Tôn giáo, cho Quyền làm Người mà còn là một nhà thơ đầy Nhân ái. Nhất là sau khi đọc Những Vần Thơ Trong Tù và Như Hạt Sương Ngọn Cỏ. Tôi ước mong thơ văn của Cha Nguyễn Văn Lý sớm đuợc phiên dịch để bạn hữu ngoại quốc hiểu thêm tâm hồn và tinh thần con người Việt Nam.

Quyết Nghị về Việt Nam trước Đại hội Đại biểu VBQT

Theo đúng Nghị trình Đại hội Luân Đôn, Ủy ban đặc trách Nhà Văn bị cầm tù đã làm việc ngay từ sáng thứ ba 27 tháng 11 tại Phòng họp của khách sạn Royal National hotel. Nghị trình của Ủy ban này rất nặng nề và bao gồm nhiều vấn đề quan trọng, khẩn thiết. Các đại biểu tham dự sẽ ăn bánh mì thịt nguội tại phòng họp (mỗi phần ăn 10 Anh kim). Có nguời vừa ăn vừa thảo luận. Khi xét đến Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam, nhân danh Văn Bút Thụy Si Pháp thoại, tôi trình bày những lý do vì sao Trung tâm của tôi có đề nghị tu chính đã nộp trước cho VBQT. Ủy ban đồng ý đua Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam ra trước Đại hội Đại biểu sẽ họp liên tiếp trong ba ngày sau. Mãi đến sáng thứ sáu, 30 tháng 11 thì Đại hội Đại biểu mới bàn đến Nghị điểm 23, tức là phần của Ủy ban đặc trách Nhà Văn bị cầm tù. Sau khi nghe và ghi nhận bản phúc trình của văn hữu Eugene Schoulgin Chủ tịch Ủy ban, Đại hội Đại biểu lần lượt cứu xét các Dự thảo Quyết Nghị mà Ủy ban đã sơ khảo. Tôi đuợc ông Chủ tịch VBQT mời phát biểu lúc bàn đến Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam. Mười phút sau, ông Chủ tịch công bố kết quả cuộc bỏ thăm. 62 phiếu Thuận. Không phiếu Chống. Trong số 62 phiếu Thuận có lá phiếu của VBVNHN. Đuợc phác họa ngày nào trong một chỗ thầm kín của tâm thức, hôm nay Dự thảo đã chính thức trở thành Quyết Nghị về Việt Nam của Văn Bút Quốc Tế. Trong suốt thời gian Đại Hội, chỉ có Quyết Nghị về Iran mới nhận đuợc 63 phiếu Thuận.

Nguyên văn Quyết Nghị về Việt Nam của Văn Bút Quốc Tế

Trong thế giới Văn học nói chung và tổ chức Văn Bút Quốc tế nói riêng, rất đông những người bạn vô danh sẵn lòng lên tiếng để bênh vực những người cầm bút chân chính, những nhà trí thức lương thiện Việt Nam đang gặp khổ nạn độc tài cộng sản. Xin đọc Nguyên văn Quyết Nghị về Việt Nam của Văn Bút Quốc tế và bài phát biểu của đại biểu Văn Bút Thụy Si Pháp thoại (bản tiếng Pháp và tiếng Anh). Kèm theo là bản dịch Việt ngữ của văn hữu Từ Nguyên, Chủ tịch trung tâm Âu châu/VBVNHN.

*

QUYẾT NGHỊ ĐỆ TRÌNH ĐẠI HỘI

ĐẠI BIỂU VĂN BÚT QUỐC TẾ

NHÓM HỌP TẠI LUÂN ĐÔN

TỪ NGÀY 27 ĐẾN 30.11.2001

 

Quyết nghị về Việt Nam do Trung Tâm PEN Suisse Romand đệ nạp, đuợc sự hổ trợ của các Trung Tâm PEN Canada, Pháp, Perth, Québec, Slovaquie, Sydney và Nga. Đại hội Đại biểu Văn Bút Quốc tế, nhóm họp tại London, Anh Quốc, từ ngày 27 đến 30 tháng 11 năm 2001, Hết sức quan ngại về tình trạng tù đày, bị bắt giam vô cớ, bị quản thúc tại gia hay bị sách nhiễu của nhiều nhà văn, nhà báo và trí thức Việt Nam trong khi họ hành sử quyền tự do phát biểu tư tưởng và niềm tin của mình, Đặc biệt quan ngại về tình trạng sức khỏe của Ông Nguyễn Đình Huy, 69 tuổi, chủ bút, ký giả, giáo sư sử học và tân văn, khôi nguyên Giải Lilian Hellmann/Dashiell Hammett năm 1997 về quyền tự do phát biểu tư tưởng (do tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch cấp phát), hội viên danh dự của các Trung tâm PEN Anh Quốc, Pháp, Ba lan, Thụy si Romand và Perth. Ông Nguyễn Đình Huy đã từng bị tù đày mà không hề bị xét xử hay bị kết án, bị giam trong nhiều nhà tù hay trại giam hay lao công cưỡng bách trong suốt 17 tháng trời từ tháng 4.1975. Đuợc thả năm 1992, ông lại bị bắt trong năm 1993 vì hoạt động ôn hòa của ông cho nền dân chủ của nước nhà. Ông lại bị kết án 15 năm tù từ tháng 8.1995. Cung hết sức quan ngại về tình trạng của Hòa Thượng Thích Huyền Quang, 84 tuổi (tục danh là Lê Đình Nhân) bị quản thúc tại gia rất chặt chẽ. Một nhà trí thức thâm sâu về Phật học, tác giả nhiều bộ sách quan trọng về Phật học và Triết học đông phuong, Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, người đuợc đề cử để đuợc cấp giải Nobel về Hòa bình năm 1979 bởi hai người từng đuợc giải này là Mairead Corrigan và Betty Williams (1976), hội viên danh dự của các Trung tâm PEN Anh Quốc, Đan mạch, Pháp và Sydney. Hòa Thượng Huyền Quang từng bị bắt và bị quản thúc tại gia nhiều lần vì công bố những tài liệu chỉ trích đuờng lối của chính phủ về phương diện tự do ngôn luận và tín ngưỡng. Năm 1995, bị đày tới một vùng hẽo lánh tại Quảng Ngải, dưới sự kiểm soát nghiêm nhặt của công an. Tình trạng sức khỏe của ngài rất sa sút và rất đáng lo ngại. Lưu ý về trường hợp của Nguyễn Văn Lý, một vị linh mục năm nay 55 tuổi, nguyên thư ký của Tòa Giám mục Huế, giáo sư chủng viện tại Huế. Những tổ chức tranh đấu cho Nhân quyền ghi nhận rằng L.m.Nguyễn Văn Lý đã dành hầu hết thời giờ của 26 năm sau này để hành sử một cách ôn hòa quyền tự do phát biểu, tư tưởng và tự do tín ngưỡng. Đuợc Hội Ân xá quốc tế bảo trợ như là một tù nhân lương tâm, L.m. Nguyễn Văn Lý đã bị giam giữ trước đây trong nhiều nhà tù, trại giam hay trại lao công cưỡng bách từ năm 1977 đến 1978 và từ 1983 đến 1992. Đuợc thả, ông vẫn còn bị đặt dưới sự canh chừng của công an khu vực. Ngày 17.5.2001, ông bị bắt lại sau khi công bố trên mạng lưới internet lời chứng của ông đối với những sự vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CS tại Việt Nam. Bản văn này đã đuợc phổ biến rộng rải trên thế giới nhưng không chắc đã đuợc phổ biến trong nước. Ân xá quốc tế, Quốc hội Âu châu và nhiều chính phủ trên thế giới đã can thiệp yêu cầu trả tự do cho L.m. Nguyễn Văn Lý nhung những sự can thiệp này đều vô hiệu. Ngày 19.10.2001, một tòa án nhân dân ở Huế đã kết án L.m. Nguyễn Văn Lý 15 năm tù ở và 5 năm quản chế hành chánh, lý do "phá hoại đoàn kết quốc gia" và "không tuân theo lệnh quản chế hành chánh". Đồng thời đuợc báo động về hoàn cảnh của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, (tục danh là Đặng Phúc Tuệ) Viện trưởng Viện Hóa Đạo, nhà văn, nhà thơ, bị quản chế hành chánh tại Thanh Minh Thiền Viện trong Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đuợc trả tự do vào tháng 8 năm 2001. Truớc đó, từ ngày 23.5.2001, ngài đã bị công an hạch hỏi và giam lỏng tại Thanh Minh Thiền Viện. Lưu ý và đuợc báo động về sự cấm đoán, tịch thu và hủy hoại tác phẩm "Chuyện Kể Năm 2000" (dày hơn 500 trang) của ông Bùi Ngọc Tấn, 67 tuổi, nhà báo, nhà văn, khôi nguyên Giải Lilian Hellmann/Dashiell Hammett năm 2001 về quyền tự do phát biểu tư tưởng (do tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch cấp phát), hội viên danh dự của Trung tâm PEN Canada. Tác giả đã bị công an tra vấn trong nhiều ngày. Tác phẩm này bị nhà nước kiểm duyệt vì mô tả những trại giam và ghi lại những lời chứng của nhiều người về cuộc sống tệ hại và mất nhân phẩm trong các nhà tù từ 40 năm nay, nhu lời chứng của Hội Phóng viên Không Biên giới và nhiều tổ chức tranh đấu cho Nhân quyền. Thông tư ra lệnh tịch thu và hủy hoại tác phẩm này do bộ trưởng văn hóa và thông tin ký.

Lo lắng về trường hợp của Hà Si Phu, nhà văn và là nhà sinh vật học (tên thật : Nguyễn Xuân Tụ), hội viên danh dự của Trung tâm PEN Canada, bị bắt, bị giam giữ và bị quản thúc tại gia từ ngày đuợc thả, vì một lý do không gì khác hơn là đã hành sử quyền tự do phát biểu, sau đó lại bị tố là "phản quốc" vào tháng 5.2001, có thể vì vậy mà bị kết án ít nhất 7 năm tù cung như có thể bị tử hình.

***

Than phiền về sự việc quyền tự do phát biểu tiếp tục bị đàn áp một cách có hệ thống tại Việt Nam, Đòi nhà cầm quyền Việt Nam phải :

1. Thả tức khắc và vô điều kiện Nguyễn Đình Huy, Thích Huyền Quang, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Hà Si Phu và tất cả các nhà văn, nhà báo, trí thức hiện còn bị giam giữ trong các nhà tù một cách bất công hay bị quản thúc tại gia, vì làm vậy là vi phạm đến quyền của họ đuợc tự do phát biểu tư tưởng,

2. Bãi bỏ kiểm duyệt và những cấm đoán liên quan đến tự do phát biểu, tự do sáng tạo và xuất bản và tự do báo chí.

 

( Bản dịch Việt Ngữ của Từ Nguyên, Chủ tịch Trung tâm Âu châu VBVNHN )

 

 

LỜI TRÌNH BÀY CỦA ĐẠI BIỂU VĂN BÚT THỤY SI PHÁP THOẠI TRƯỚC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU VĂN BÚT QUỐC TẾ HỌP TẠI LONDON KÊU GỌI CHẤP THUẬN QUYẾT NGHỊ VỀ VIỆT NAM

(Quyết Nghị do Trung Tâm PEN Thụy si Romand đệ nạp với sự hổ trợ của các Trung Tâm PEN Canada, Pháp, Perth, Québec, Nga, Slovaquie và Sydney đã đuợc chấp thuận)

 

Thưa Ông Chủ tịch Văn Bút Quốc tế,

Thưa Ông Tổng Thư ký Văn Bút Quốc tế,

Thưa Quý vị Đại biểu và Tham dự viên,

Quý Hữu thân mến,

Khi chúng ta đang cùng nhau nhóm họphiên họp đại hội đại biểu nơi đây thì bên kia lục địa và đại dương, nhiều nhà văn và trí thức Việt Nam tiếp tục chịu đựng những sự đàn áp của chính quyền địa phương. Thật sự, Việt Nam, dưới chế độ hiện nay đã nỗi danh về chính sách đàn áp tự do phát biểu.

Nạn kiểm duyệt các ấn loát phẩm vẫn thịnh hành mặc dầu hòa bình đã đuợc loan báo là vãn hồi từ 25 năm nay. Tự do báo chí là chuyện không có trên xứ này. Không có một nhà xuất bản nào gọi là độc lập. Nhiều nhà báo ngoại quốc đã bị bắt, bị hạ nhục, hăm dọa và trục xuất chỉ vì họ đã tìm cách phỏng vấn những người từng bị giam giữ trong các ngục tù, hội viên danh dự của Văn Bút Quốc tế. Đặc phái viên của tuần báo Pháp, tờ L'Express, bà Sylviane Pasquier, còn phải nhớ mãi cơn ác mộng khi bị giữ lại trong Sở Công An Thành Hồ Chí Minh. Cung như trường hợp của Arnaud Dubus, bình luận gia của Đài RFI, phái viên của nhật báo Thụy si Le Temps và nhật báo Pháp La Libération.

Chắc quý Hữu không quên rằng Việt Nam đã là đối tượng của rất nhiều quyết nghị của Văn Bút Quốc tế. Gần đây nhất là quyết nghị đuợc chấp thuận trong kỳ Đại Hội Văn Bút Quốc tế họp tại Varsovie, Ba Lan, năm 1999. Qua những quyết nghị này, Văn Bút Quốc tế đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thả tức khắc và không điều kiện tất cả những người cầm bút bị bắt chỉ vì họ đã hành sử quyền tự do phát biểu ý kiến. Trong số những tù nhân lương tâm lâu năm còn sót lại trong các trại lao công cưỡng bức có ông Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân. Nhà thơ và nhà báo này được thả ra trong ngày 30.4.2000, vì quá yếu. Ông vừa từ giã chúng ta, hưởng thọ 82 tuổi.

Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày càng thêm khốc liệt. Bằng chứng quá rõ ràng : Chỉ trong 4 tháng, từ tháng 7 tới tháng 10 năm 2001, Quốc hội Âu châu đã phải đua ra hai quyết nghị đặc biệt về Việt Nam. Các hội Ân xá quốc tế, Phóng Viên Không Biên Giới, và Hội Nhân quyền Human Rights Watch không ngớt bày tỏ nỗi quan ngại về thực trạng đau buồn tại Việt Nam.

Trung tâm PEN Suisse Romand cảm thấy mình gắn bó với tinh thần của Hiến chương Văn Bút Quốc tế. Chính vì vậy mà Trung tâm chúng tôi hết sức quan ngại đến tình trạng tù đày, giam giữ vô cớ, quản thúc tại gia, hay sách nhiễu đối với nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo và trí thức Việt Nam. Tội của những người này, nếu gọi là tội, là đòi một cách ôn hòa quyền đuợc phát biểu ý kiến và niềm tin của mình. Nỗi quan ngại của chúng tôi đã đuợc các Trung tâm sau đây hoàn toàn chia xẻ : Canada, Pháp, Perth, Québec, Nga, Slovaquie và Sydney. Vì thế mà chúng tôi đã cùng nhau thảo ra một dự án Quyết nghị hiện đang ở trong tay quý vị.

Chúng tôi tin chắc rằng chúng tôi có thể kỳ vọng vào tình liên đới và sự dấn thân của quý vị trong nổ lực đòi tự do cho những đồng nghiệp của chúng ta, không có may mắn và đang lâm vào cảnh khốn cùng, với mạng sống đang bị đe dọa, ngòi bút đã bị bẻ gãy, tác phẩm bị thiêu hủy hay bị cấm đoán.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ sự hổ trợ quý báu của quý vị đối với bản Quyết nghị của chúng tôi. Nguyên Hoàng Bảo Việt Đại biểu Trung tâm PEN Suisse Romand Trong Đại hội Đại biểu họp tại London, Anh Quốc Từ 27 đến 30.11.2001.

( Bản dịch Việt Ngữ của Từ Nguyên, Chủ tịch Trung tâm Âu châu VBVNHN )

 

Sổ tay Đại hội Đại biểu Văn Bút Quốc tế Luân Đôn Nhìn chung

Tình hình căng thẳng trên thế giới đuợc phản ảnh đậm nét trong kỳ Đại hội này. Những lò lửa còn cháy rực hoặc âm ỷ ở Trung Cận Đông, ở Afghanistan, ở Chechenie, ở Balkans... Sự đe dọa thường trực ám ảnh của những tổ chức khủng bố sau Ngày 11 tháng 9 Máu Lửa ở Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn. Tất cả đều có ảnh hưởng trực hay gián tiếp đến cá nhân và tập thể những người cầm bút. Ngay trước mắt, một số chế độ phi dân chủ (kiểu Hà Nội, Bắc Kinh) núp dưới chiêu bài "chống khủng bố", ban hành những "sắc luật" độc đoán nhằm "khủng bố" những người không có vu khí nào khác hơn là ngòi bút khi họ chỉ trích những vụ vi phạm Nhân Quyền và đòi hỏi đuợc tự do phát biểu hoặc sáng tác.

Ủy ban đặc trách Nhà Văn bị cầm tù (WIPC)

Mối quan tâm hàng đầu của VBQT vẫn là tình trạng nhà văn tiếp tục bị ngược đãi và đàn áp dưới nhiều hình thức. Tính từ tháng 6 năm 2000, tức là sau Đại hội kỳ thứ 67 ở Mạc Tư Khoa đến tháng 10 năm nay, trên 92 quốc gia có hơn 700 vụ hành hung, tra tấn tàn bạo, hăm dọa giết hại. Biện pháp kiểm duyệt tối hậu: 35 người bị ám sát hoặc thủ tiêu. Hội viên trong Ủy ban WIPC của 53 Trung tâm Văn Bút đã tích cực hành động để ít nhất cung làm dịu bớt nỗi thống khổ của đồng nghiệp. 72 nhà văn bị cầm tù đuợc 29 Trung tâm Văn Bút nhận làm hội viên danh dự. Một sự kiện nổi bật là trong 16 tháng qua, một số khá đông tù nhân ngôn luận và lương tâm nổi tiếng đã đuợc trả tự do sau khi đuợc VBQT bênh vực quyết liệt. Ngược lại, con số nhà văn mới bị bắt giữ gia tăng tuong đuong với số người vừa rời khỏi trại tù. Báo cáo trước Đại hội, văn hữu Eugene Schoulgin, Chủ tịch Ủy ban WIPC trung ương lưu ý các đại biểu về số phận rất đáng quan ngại của nhiều người viết văn và làm báo trên khắp thế giới. Chỉ kể tên vài chế độ áp bức tiêu biểu. Phi châu: Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopie, Zimbabwe. Trung Nam Mỹ: Cuba, Colombie, Mễ Tây Cơ. Âu châu: Thổ Nhi Kỳ, Ukraine, Uzbekistan. Trung Đông: Iran, Irak, Ai cập. Tại vùng Á châu và Thái bình dương, tranh giải quán quân luôn luôn có Trung Hoa (CS), Việt Nam (CS) và Miến Điện, kéo theo đằng sau Bangladesh, Sri Lanka và Hồi Quốc.

Tại Luân Đôn, Ủy ban WIPC chỉ họp có 1 ngày thay vì 2 ngày thường lệ trong các Đại Hội Thế giới VBQT. Do đó, Nghị trình thật cô đọng và bao gồm một số đề tài chính yếu.

Phải chuẩn y Phúc trình công tác của Ủy ban tại Đại hội Mạc Tư Khoa. Khảo sát để đua ra phiên họp Đại hội Đại biểu 10 Dự thảo Quyết Nghị về Nhà Văn bị cầm tù. Những Dự thảo Quyết Nghị này liên quan đến Việt Nam(CS), Trung Hoa(CS) / Tây Tạng (bị chiếm đóng), Mễ Tây Cơ, Bangladesh, Nga, Thổ Nhi Kỳ, Erythrée, Ghana, Syrie và Zimbabwe. Rút tỉa kinh nghiệm và cải tiến tổ chức Mạng Lưới WIPC (Networks) . Nghiên cứu khai thác mạng lưới Trung Hoa (CS) lúc thế giới tập trung sự chú ý vào Thế Vận Hội do Bắc Kinh tổ chức. Trong tương lai, Trung tâm tân lập "Nhà Văn Trung Hoa Độc lập" chắc chắn sẽ mang đến nhiều sự đóng góp, không những cho vấn đề Trung Hoa(CS) mà cả vùng Á châu và Thái Bình Dương nữa. Thành viên Trung tâm Trung Hoa mới này gồm có những người cầm bút ở trong nước lẫn hải ngoại. Họ tranh đấu chống lại chính sách lãnh đạo văn hóa của Nhà nước cộng sản. Trở lại nghị trình, Ngân qui của Ủy ban WIPC bị giảm sút nghiêm trọng. Phải nghiên cứu kế hoạch tài vận. Theo dõi việc thực thi những Khuyến cáo của Hội nghị Quốc tế WIPC kỳ thứ 3 ở Katmandou, Népal 3-2000 và dự thảo chương trình Hội nghị kỳ thứ 4 ở San Miguel de Allende, Mễ Tây Cơ, 11-2002�. Ít người biết vai trò của đại diện VBQT trong những khóa họp thường niên của Ủy hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Nơi đó, Ủy ban WIPC cung cấp cho nhiều nhóm công tác những tin tức liên quan đến nạn nhân của những vụ vi phạm nhân quyền. Tin tức còn đuợc phổ biến tới Phúc trình viên về Tự do Phát biểu của Tổ chức An ninh Cộng đồng Âu châu (OSCE), Nha Nhân quyền Quốc hội Âu châu cung như Phòng Tự do Phát biểu và Truyền thông UNESCO.

Sau hết, tại phiên họp của Ủy ban WIPC, văn hữu Gustav Murin giới thiệu một sáng kiến của Văn Bút Slovaquie. Trên nhiều đuờng phố, trẻ em Slovaques sẽ mời khách đi mua sắm vào dịp Giáng Sinh và cuối năm ký tên vào những tấm bưu thiếp nói về tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam. Các văn hữu bạn sẽ tập trung và gởi tất cả những bưu thiếp này đến đại sứ Việt cộng ở Bratislava, thủ đô Slovaquie (Slovakia).

Ủy ban Nhà Văn vì Hòa bình

Ông Terry Carlbom có mặt tại phiên họp của Ủy ban Nhà Văn vì Hoà Bình do Veno Taufer, văn hữu chủ tịch Trung tâm Slovénie chủ tọa. Những điểm "nóng" rất "thời sự" ở trên trái đất là đề tài của những cuộc thảo luận sôi nổi. Ông Tổng thư ký Quốc tế không ngần ngại lên tiếng can thiệp nhiều lần. Ông nhắc nhở Ủy ban nên thận trọng lúc phải lấy một quyết định có thể không phù hợp với tinh thần Văn Bút. Điều ấy cung đủ nói lên không khí đôi lúc khá căng thẳng. Những Dự thảo Quyết Nghị đem ra khảo sát tại Ủy ban này phải bị cắt xén, sửa đổi, điều chỉnh để dung hòa những quan điểm đối nghịch. Chưa kể là khi đua ra truớc Đại hội Đại biểu còn gặp sự chống đối gay gắt. Trường hợp Palestine hoặc Balkans là những thí dụ điển hình. Hiện có 20 Trung tâm Văn Bút thành viên của Ủy ban. Đuợc biết Ủy ban Nhà Văn vì Hòa bình sẽ họp tại Bled, Slovénie 15 đến 19 tháng 5-2002. Hội nghị Quốc tế các Nhà Văn cung sẽ diễn ra cùng thời gian và địa điểm..

Ủy ban Nhà Văn nữ

Kỳ Đại hội này, Ủy ban Nhà Văn nữ VBQT (IPWWC) đuợc Lucina Kathmann (San Miguel de Allende/Mễ Tây Cơ) và Sarah Lawson (Anh) trong ban Chấp hành đại diện. Nữ văn hữu Chủ tịch Martha Cerba không thể đến đuợc vì bận công tác cho Ủy ban tại Hội chợ Sách quốc tế Guadalajara (Mễ Tây Cơ). Nơi đó, Marta Cerba đang giới thiệu với công chúng và các tổ chức văn hóa Tập 2 của bộ "Nuestra Voz - Notre Voix - Our Voice" (Anthology of the International PEN Writers Committee) mới phát hành. Nói trước Đại hội, Lucina Kathmann đề cao Martha Cerba trong việc phát huy văn chuong của những nhà văn nữ, qua sự ấn hành bộ sách lớn vừa kể. Toàn bộ gồm hai tập qui tụ thơ văn của 113 nữ si thuộc các Trung tâm Văn Bút ở 33 nước. Những tác phẩm đuợc viết bằng 3 thứ tiếng chính thức của VBQT. Lucina Kathmann mời các văn hữu đến viếng Website www.chicagonetworkjp.org để tìm hiểu những hoạt động của Ủy ban quan trọng này (có đại diện trong 70 Trung tâm Văn Bút). Với tư cách là Ủy viên đặc trách Nhân Quyền của IPWWC, Lucina Kathmann đã cố gắng giúp đỡ những nhà văn nữ bị áp bức vì sống và viết trong những chế độ độc tài hoặc quyền thế tôn giáo cực đoan. Lucina Kathmann cho phổ biến Trích dẫn bản Điều trần của Nasrine Gross (afghane-américaine) trước Ủy hội Liên Hiệp Quốc về Qui chế Phụ nữ. Nữ si người Mỹ gốc A Phú Hãn đã yêu sách Liên Hiệp Quốc công nhận những Quyền Căn Bản của Người Phụ nữ A Phú Hãn.

Ủy ban Dịch Thuật và Quyền Ngôn Ngữ

Ủy ban chuyên biệt này có� 9 Trung tâm Văn Bút thành viên. Đó là Bỉ (nói tiếng Flamand), Bồ Đào Nha, Bulgarie, Catalogne (Catalan), Hoa Kỳ, Phần Lan, Pháp, Slovénie và Thụy Điển. Văn hữu Chủ tịch Carles Torner đã điều khiển buổi họp duy nhất của Ủy ban sáng ngày 28 tháng 11. Ủy ban tiếp tục hợp tác với UNESCO để phát triển tinh thần Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Những Quyền Ngôn Ngữ. Theo Văn hữu Carles Torner, trong những năm tới, Ủy ban sẽ đặt nặng vấn đề Dịch Thuật. Đó là phần nhiệm của Phó Chủ tịch Ana Hatherly (Bồ Đào Nha). Một Dự thảo Quyết Nghị về những Quyền Ngôn ngữ và Văn hóa của dân tộc Kurde do Văn Bút Kurde đua ra đã đuợc sự hổ trợ của Ủy ban. Quyết Nghị này có liên quan đến UNESCO và chính quyền của các nước Thổ Nhi Kỳ, Iran, Irak và Syrie.

Mạng Lưới Nhà Văn bị lưu đày

Tuy chưa hoạt động đuợc như là một Ủy ban thuộc VBQT, Mạng Lưới Nhà Văn bị lưu đày đang trên đà phát triển rất đáng kể. Bằng chứng là có đến 25 Trung tâm Văn Bút thành viên. Ban chấp hành gồm có Văn Bút Gia Nã Đại, Catalan, Đức, Na Uy, Thụy Điển và Tây Hoa Kỳ. Vì có nhiều kinh nghiệm và phương tiện, thêm điều kiện luật pháp thuận lợi cho Nhà Văn bị lưu đày, Văn Bút Đức tiếp tục giữ vai trò đầu máy của đoàn tàu. Văn hữu Karin Clark điều khiển phiên họp của Mạng Lưới. Nhà Văn bị buộc bỏ nước ra đi rất cần đến sự giúp đỡ trên nhiều phương diện, chưa kể gánh nặng gia đình. Từ trại tị nạn đến đất nước tạm dung, bắt đầu từ cuộc tranh đấu cam go để đuợc nhìn nhận là một nhà văn, còn bao nhiêu là chướng ngại, cạm bẫy. Hậu quả của những năm tháng bị giam hầm tối, tra tấn, đói khát, nhục mạ, lao động khổ sai trong những chế độ tàn bạo (Hà Nội, Téhéran, làm thí dụ) thật khốc hại đối với những người cầm bút. Viết trở lại trong một thế giới mới lạ, tìm nguồn cảm hứng, ngôn ngữ dùng để diễn đạt và phương tiện xuất bản...Nhiệm vụ của VBQT càng thêm thiết yếu vì nền văn chuong "luu đày" đuợc công nhận như làmột phần không thể thiếu đuợc của Gia tài Văn hóa Nhân loại. Chỉ riêng giải Nobel văn chuong năm 2000 đuợc trao cho Cao Hành Kiện cung đủ làm tăng thêm lòng tin vào tương lai của các văn hữu trong Mạng Lưới Nhà Văn bị lưu đày.

Bầu cử vào các chức vụ VBQT

Ông Terry Carlbom đuợc Đại hội tín nhiệm ở chức vụ Tổng Thư Ký VBQT thêm một nhiệm kỳ 3 năm nhung sẽ tái xét từng năm vì ông sắp đến tuổi về hưu. Thêm 2 vị Tân Phó Chủ tịch: văn hữu Andrei Bitov (Chủ tịch Văn Bút Nga) và Moris Farhi (Văn Bút Anh - cựu Chủ tịch Ủy ban WIPC) . Đại hội còn bầu thêm 3 tân Ủy viên Chấp hành : văn hữu Eric Lax (Văn Bút Tây Hoa Kỳ), Alexander Tkatchenko (Tổng thư ký Văn Bút Nga) và Judith Rodriguez (Văn Bút Melbourne).

Đại Hội Thi Ca Bồ Đào Nha - Đại Hội Thế Giới VBQT - Đêm Văn Nghệ Luân Đôn

Văn Bút Bồ Đào Nha mời các thi hữu đến tham dự Đại hội Thi Ca kỳ thứ 3 tại Porto Santo, Madère vào tháng 5-2002 và Đại hội Thi Ca kỳ thứ 7 tại thủ đô Lisbonne vào tháng 9-2002. Cung khoảng cuối tháng 9-2002, Đại Hội Thế Giới VBQT kỳ thứ 68 sẽ lại đuợc tổ chức tại Ohrid (Macédoine). Đại Hội kỳ thứ 69 diễn ra tại Mexico City (Mễ Tây Cơ) và kỳ thứ 70 tại Tromsoe (Na Uy). Nữ văn hữu Kata Kulavkova không giấu đuợc cảm xúc khi hội trường vang dậy tiếng vỗ tay. Tối hôm ấy, Đại hội bế mạc dưới hình thức một buổi văn nghệ của Văn Bút Macédoine, tuy ít tiết mục nhưng thật đặc sắc và lôi cuốn. Chiếu phim ngắn giới thiệu phong cảnh đất nước phóng khoáng và con người nặng tình với thi ca. Tiếng lòng của các thi hữu đuợc dàn trải ra trong phần đọc thơ văn. Thay mặt các văn hữu đến dự, ông Terry Carlbom chúc Văn Bút Macédoine nhiều may mắn và thành công trong cuộc tổ chức Đại Hội vào mùa thu năm tới. Rồi mọi người đồng hẹn sẽ tái ngộ trên bờ hồ Ohrid, thanh bình và thơ mộng. Trước đó, tối thứ tư 28-11, đánh dấu Khai mạc Đại hội, Văn Bút Anh cung đã tổ chức một cuộc tiếp tân tại Thư viện British Library. Tiếp theo là một chương trình văn nghệ rất đuợc tán thưởng. Một số thi văn hữu Anh đã lần lượt đọc tác phẩm của mình. Nhiều người còn nhớ, cách nay 80 năm, tại Luân Đôn, VBQT chính thức chào đời vào ngày 5 tháng 10 năm 1921. Sáng lập viên và Tổng Thư ký đầu tiên là nữ tiểu thuyết gia tên tuổi, bà Catherine Amy Dawsan Scott. Qua tối thứ năm 29-11, các đại biểu đã đến dự cuộc tiếp tân của ông Denis MacShane, Thứ trưởng Ngoại giao và Liên Hiệp Anh. Sau Đại hội, tối thứ bảy 1-12, Moris Farhi đã mời gần 60 văn hữu chưa rời Luân Đôn, kể cả ông Terry Carlbom và bà Jane Spender đến dùng cơm thân mật với gia đình thi hữu ở vùng ngoại ô. Một dịp tốt hiếm hoi để bạn hữu từ bốn phương trời hội tụ thoải mái hơn sau mấy ngày họp bị ràng buộc bởi nhiều điều lệ nội qui và không dám biết mệt mõi khi Nghị trình chưa chấm dứt.

Thư Viện Global PEN Library của Văn Bút Slovaquie (Slovakia)

Một tin vui lớn cho toàn thể hội viên VBQT. Ngày 22 tháng hai năm nay, Thu Viện Global PEN Library, giấc mơ nhiều năm của Văn Bút Slovaquie, đã trở thành hiện thực. Thư Viện đuợc khánh thành trọng thể tại Phân khoa Triết Đại học Comenius ở Bratislava. Thư Viện lưu trữ và trưng bày tác phẩm của hội viên thuộc tất cả Trung tâm VBQT, cộng thêm những ấn loát phẩm của những Trung tâm này và của VBQT ở Luân Đôn. Trên nguyên tắc, sách của Thư Viện dành cho sinh viên nghiên cứu văn chuong hoặc ngôn ngữ ngoại quốc. Nhưng Thư Viện cung mở cửa cho công chúng ở thủ đô và cho những nhà nghiên cứu. Hiện nay Thư Viện đang triển lãm sách của văn hữu thuộc Văn Bút Úc, Biélorussie, Bosnie và Herzégovine, Chypre, Tiệp, Croatie, Gia Nã Đại, Estonie, Pháp, Đức, Anh, Ấn, Macédoine, Mễ Tây Cơ, Népal, Na Uy, Ba Lan, Nga, Lỗ Mã Ni, Slovénie, Nam Hàn, Thụy Điển, Thụy Si, Đài Loan và Hoa Kỳ. Muốn tặng tác phẩm cho Thư Viện Global PEN Library, đề nghị quý văn hữu gởi sách đến tòa Đại diện nước quý văn hữu tại Bratislava* rồi yêu cầu chuyển tiếp đến: Dr D. Gondovo, Direcor UK Fif UK Gondovà 818 01 Bratislava 16 Slovaquie (Slovakia)

Lưu ý: 1) Vì là sách tặng, lúc gởi xin đừng ghi giá tiền sách trên bao hoặc thùng đựng sách để người nhận đuợc miễn trả thuế nhập cảng. 2) Hội viên VBVNHN gởi sách qua Đại diện nước mình định cư (Pháp. Đức, Hoa Kỳ, Úc, v.v.) chớ không nhờ "sứ quán Việt cộng". Nói về sách, không thể⠱uên giới thiệu Tập san "PEN International", bộ 51, số 2, 2001. Thơ văn của nhiều tác giả ở khắp thế giới. Có bài diễn văn của Cao Hành Kiện trong buổi lễ nhận giải Nobel. "Chuyện kể năm 2000" của Bùi Ngọc Tấn cung đuợc trích đăng (bản dịch của Phóng viên Không Biên Giới Paris và Trung tâm Nhân Quyền cho Việt Nam Montréal).

Thông cáo của VBQT về Đại hội Đại biểu Luân Đôn

Cuối ngày 30 tháng 11, VBQT cho phổ biến một thông cáo, thay vì họp báo. Thông cáo nêu lên Thành tích Vi phạm Quyền Tự do Phát biểu ở Việt Nam (CS), Trung Hoa (CS), Iran, v.v., qua các Quyết Nghị đã đuợc Đại hội Đại biểu chấp thuận. Chính phủ Cộng hòa Tiệp đuợc Đại hội khẩn thiết yêu cầu trả tự do cho nhà văn và ký giả Mohammed Salih để ông trở về Na Uy, nơi ông đã đuợc hưởng qui chế tị nạn chính trị. Bị bắt tại Prague hôm 29 tháng 11, nạn nhân có thể bị giao trả cho chính phủ Ouzbékistan. Đại hội cung can thiệp với chính phủ Iran về trường hợp nhà báo Siamak Pouzand dường như bị bắt cóc ở Téhéran hôm 27 tháng 11, đúng vào ngày họp đầu tiên của Ủy ban đặc trách Nhà Văn bị cầm tù. Ngoài ra, theo ông Chủ tịch VBQT, quyền dân sự có thể bị giảm chế vì những biện pháp khẩn trương của một số chính phủ sau vụ khủng bố thảm sát nhiều ngàn người dân vô tội đầu tháng 9 vừa qua.

Genève ngày 10 tháng 12 năm 2001

Nguyên Hoàng Bảo Việt