Bài học ở Las Vegas

 

Ông Nguyễn Tấn Dung sẽ qua Mỹ ngày mai, mang theo một phái đoàn hùng hậu các quan chức kinh tế, thương mại, và doanh gia. Ngoài phái doàn chính thức còn có hàng tram nguời trong diện "di theo" để nhân dịp thuởng thức dời sống văn minh ở Hoa kỳ. Phái doàn ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tới Washington, New York và San Francisco nhưng nếu ai muốn di tìm dể bắt mối làm an với các quan chức nhà nuớc thì nên tìm họ ở Las Vegas. Không mấy khi có quan chức cộng sản Việt Nam dến Mỹ mà không ghé các sòng bài để "đánh bạc theo dịnh huớng xã hội chủ nghĩa".

Las Vegas có thể là nơi nghiên cứu kinh tế thị truờng rất thích hợp. Nguời bình thường muốn đánh bạc phải bỏ tiền túi của mình ra, đuợc ăn, thua chịu. Quan chức xã hội chủ nghia dã tập thói quen đánh bạc bằng tiền của xã hội, của quốc dân đồng bào. Ðược thì mình ăn, thua thì cũng chỉ mất tiền của nhân dân chứ không mất tiền nhà; cho nên mới gọi là đánh bạc theo định hướng xã hội chủ nghia. Sau mấy đêm miệt mài nghiên cứu, khi ra về thân thể mệt mỏi, tinh thần bạc nhược, lúc đó có khi lại tỉnh ra. Tỉnh ra để nhận thấy rằng việc kinh doanh nó cũng có rủi, có may, không khác gì đánh bạc; mặc dù khi kinh doanh mình có nhiều khả năng tính toán hon chứ không hoàn toàn phó mặc rủi may như khi kéo máy. Nhưng khi kinh doanh bằng tiền của chính mình, ai cũng lo ngay ngáy, tìm cách giảm thiểu những chuyện may rủi bất ngờ. Còn khi làm ăn bằng "tiền chùa" thì nguời ta rất hay khinh xuất, mất của dễ nhu chơi, chẳng khác gì đánh bạc.

Những doanh nghiệp nhà nuớc bây giờ chính là những canh bạc đầy rủi ro. Các ông Võ Văn Kiệt, Phan Van Khải lại bày thêm trò những "tổng công ty" không khác gì đang kéo máy 25 xu "dồng cent" tăng lên đánh 3 dô la một lần. Làm xí nghiệp quốc doanh dã biết là tác hại, báo Sài Gòn Giải Phóng mới cho biết 60% các doanh nghiệp nhà nuớc lỗ vốn, trong đó 16% lỗ lã triền miên. Nhưng đó là con số thống kê chính thức của Ðảng đưa ra, theo lối thống kê xã hội chủ nghia. Cứ cho con số đó là đúng, nó cũng giống như đi đánh bạc mà biết truớc chỉ có 4 phần ăn, 6 phần thua. Nguời làm an thật sự thuờng coi 9 phần ăn, một phần thua dã là rủi ro lắm rồi. Làm xí nghiệp quốc doanh đúng là đánh bạc bằng tiền chùa. Bây giờ làm các tổng công ty lớn lên gấp năm, mười lần các xí nghiệp quốc doanh cũ thì thua càng đậm hơn.

Tổ sư của các "tổng công ty" xuất phát từ các keiretsu của Nhật Bản; các Chaebol của Ðại Hàn chỉ là bản sao mà thôi. Sau cơn khủng hoảng 1998, Ðại Hàn đã thấm thía bài học, đang tháo gỡ các tổng công ty của họ. Nhật Bản thì dang bị di họa vì hệ thống làm ăn theo lối tổng công ty nó ăn sâu trong não trạng, mười năm nay chưa tháo gỡ được. Kinh tế Nhật hiện trì trệ đã được 10 năm, trong đó có bốn kỳ suy thoái thật sự. Hôm Thứ Năm Nhật Bản lại chính thức bước vào một chu kỳ suy thoái mới, GDP giảm hai Quý liền. Ðộ tín nhiệm của công trái của Nhật Bản đã bị S&P đánh thấp xuống và chắc còn xuống nữa vì con suy thoái lần này chắc sẽ kéo dài cho dến mùa Thu năm 2002. Tất cả là do cơ cấu kinh tế dựa trên sự cấu kết giữa các viên chức chính phủ do một đảng cầm quyền gần suốt nửa thế kỷ, bắt tay với các keiretsu có quyền lợi chằng chịt với nhau, không biết làm sao tháo gỡ. Các chính trị gia muốn cải tổ hệ thống ngân hàng, như ông thủ tuớng Koizumi bây giờ, đang chịu bó tay chỉ vì các quyền lợi bảo thủ kiên cố không thể tháo gỡ được. Ðó là hậu quả của hệ thống "tổng công ty" kiểu Nhật Bản. Ðể càng lâu thì nó càng khó gỡ ra.

Cho nên cần nói thẳng với ông Nguyễn Tấn Dũng ngay khi mới đến Mỹ rằng Ðảng của ông nên từ bỏ giấc mộng "tổng công ty" hão huyền di. Giữ cái tổng công ty Thép Thái Nguyên làm gì khi mà thép do Nhật Bản sản xuất cũng đang ế, lại bị thép của Trung Quốc cạnh tranh khắp thế giới. Cán bộ chua biết làm an, làm xí nghiệp nhỏ còn chưa nổi, muốn phồng lên lớn nhu con bò làm gì?

Nhưng nhìn kỹ ra thì cái "tổng công ty" lớn nhất ở Việt Nam hiện nay chính là Ðảng Cộng Sản. Bộ Chính trị của nó là Hội dồng Quản trị nắm trong tay hàng chục ngàn các doanh nghiệp nhà nước. Nó nắm tất cả các ngành hoạt động kinh tế; chưa hết, nó còn muốn điều khiển tất cả những sinh hoạt ngoài kinh tế. Phải gọi nó là "Tổng tổng tổng công ty" mới xứng đáng. Nó sẽ tác hại hon cả các keiretsu hoặc Chaebol nữa. Trong Nghị quyết mà Bộ Chính trị mới đưa ra về Hội nhập kinh tế vẫn còn dề cao "kinh tế nhà nuớc giữ vai trò chỉ dạo", trong "quan diểm chỉ dạo" số 2. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng nên về nhà bảo họ bỏ quan diểm đó di.

Ðiều thứ hai cần làm là bảo báo Nhân Dân dừng có lâu lâu lại de dọa cán bộ, dảng viên rằng giao thương với Mỹ rất nguy hiểm. Hiệp định thương mại dã ký rồi, Bộ Chính trị vừa hô hội nhập kinh tế, lại vừa đe dọa coi chừng "cảnh giác với những muu toan thực hiện ý dồ diễn biến hòa bình" (quan diểm chỉ dạo số 5). Báo Ðảng thì nêu ra bao nhiêu cái xấu nếu hội nhập. Khiến cho người ngoài họ thấy là cả một cái Ðảng "vừa hội nhập vừa run", còn ai dám tin nữa? Nhất là những nguời Việt ở Mỹ đang ngó coi có co hội làm ăn hay không. Họ đã biết câu "dừng nghe những gì cộng sản nói" từ lâu rồi. Kinh nghiệm của các doanh nhân từ ở Việt Nam, nguời trong nuớc cũng như từ ngoài về, cho thấy các cán bộ mời mọc nguời ta dầu tu, mở mang xí nghiệp, rồi khi có co hội là ép cho nguời ta phải nhường phần an cho dảng viên có thế có quyền. Các xí nghiệp tư nhân ở trong nước bây giờ cũng sẽ duợc sử dụng như Mặt Trận Giải phóng Miền Nam truớc dây: Ðưa đầu ra truớc chịu dòn, rồi dến lúc có an, dùng xong là dẹp bỏ.

Một bài nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới mới xuất bản viết về "Toàn cầu hóa, Phát triển và Nạn nghèo" (Globalization, Growth and Poverty) cho thấy cái lợi hiển nhiên của hội nhập kinh tế. Từ 1945 dến 1980, hiện tuợng hội nhập chỉ diễn ra giữa các nước giàu trên thế giới, mà dó là một lý do khiến họ giàu. Từ 1980 dến 1998, có vài chục nước nghèo bắt dầu hội nhập, với dân số 3 tỷ người, trong đó có Trung Quốc, Ấn Ðộ và Mexico. Tại các nước này tỷ lệ tang trưởng trung bình hằng năm là 5% trong gần 20 năm. Trong thời gian dó, các nước giàu chỉ tăng thêm với tỷ lệ trung bình 2%. Còn ở những nước vừa nghèo vừa không hội nhập thì kinh tế co cụm lại, giảm 1% trong cùng thời gian dó. Cái lợi của hội nhập kinh tế không cần bàn cãi nữa, đừng có lâu lâu lại hù dọa cho nguời ta lo sợ. Nếu hội nhập có gây ra tai hại thì chỉ tai hại cho những nguời quen lợi dụng tình trạng bảo thủ kinh tế cho mình, gia đình mình và Ðảng mình được huởng. Mà cái lực luợng bảo thủ trong đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay nó còn lớn lắm và còn to mồm lắm. Cái lối viết nghị quyết vừa hội nhập vừa run chỉ làm cho nguời ta thấy thế lực bảo thủ còn chờ co hội, có thể ngóc dầu lên "bao nhiêu lợi quyền sẽ về tay mình". Ai dám đem tiền đánh bạc đầu tư vào Việt Nam bây giờ?

Tuần truớc, ở Bắc Kinh các quan chức cộng sản địa phương mới được mời về họp để cho tập uống những viên thuốc đắng. Họ được thông báo rằng sau khi Trung Quốc vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới, các doanh nghiệp nhà nước sẽ sa thải hàng triệu công nhân. Các hàng rào quan thuế duợc hạ thấp sẽ khiến nhiều xí nghiệp phải giải tán nếu không thể cạnh tranh. Hệ thống các "giấy phép" của địa phương sẽ bị bãi bỏ dể nguời ta làm an tự do hơn. Các lãnh vực vẫn được bảo vệ không phải cạnh tranh nhu ngân hàng, viễn thông, phân phối phải chuẩn bị, trong năm sáu năm sẽ không còn duợc bảo vệ nữa. Và chính phủ Bắc Kinh yêu cầu các địa phưong viết lại mấy chục đạo luật kinh tế, thương mại để hội nhập vào kinh tế thế giới. Trong lúc dó, ở các tiệm sách Bắc Kinh có dến 300 cuốn sách giảng cho nguời đọc biết về hậu quả của việc gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới đối với các ngành công nghiệp khác nhau.

Ở Trung Quốc như vậy. Còn ở Việt Nam, khi có tin Quốc hội Mỹ thảo luận về Hiệp định thương mại, có nguời ở Sài Gòn phải điện thoại sang Mỹ nhờ gửi cho một bản Hiệp định đang trên các báo ở miền Nam California. Vì các nguời làm ăn, ngay trong hệ thống nhà nước, cũng không biết cái Hiệp định đó nó nói gì! Hội nhập kiểu đó giống như vẫn sống ở trong rừng vậy.

NGÔ NHÂN DỤNG