Ăn Đi Truớc

 

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Ăn đi truớc...lội nước đi sau. Dân Việt Nam vốn có óc trào phúng, nên câu tục ngữ quen thuộc này để mỉa mai những kẻ khôn lỏi. Ăn đi truớc nghia là khi thấy có ăn phía truớc bèn nhanh chân len đi cho lẹ, sợ đến trễ người ta sẽ ăn mất hết phần mình. Còn khi thấy khó khăn truớc mặt, chẳng hạn như lội qua sông không biết nông sâu thế nào, bèn lùi lại đi sau để kẻ đi truớc, nếu chẳng may gập chỗ nước sâu hụt cẳng chết chìm thì biết mà tránh.

Tình cờ làm sao, câu tục ngữ đầy vẻ khôi hài này lại ứng vào thời cuộc Việt Nam hiện nay. Bởi vì Mỹ và CSVN đang đẩy nhau đi truớc về vụ phê chuẩn thương ước. Quốc hội của chế độ Cộng sản đã mở khóa họp ngày 22-5 với chương trình thảo luận gật đầu đóng triện kéo dài một tháng. Nhưng cuối tuần qua giữa lúc dư luận chính giới Mỹ đang ồn ào về những vụ đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam, một phát ngôn nhân Hà Nội bỗng thả một quả ba-lông, nói Quốc hội Việt Nam sẽ không thảo luận về bản thương ước Việt-Mỹ cho đến khi nào Mỹ cam đoan sẽ không thay đổi lập trường. 

Liền sau đó Tào Phùng, Phó chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc hội xác nhận vấn đề thương ước đã không đuợc đua vào nghị trình khóa này. Và Phùng tố cáo Tổng Thống George W. Bush từ ngày lên cầm quyền đã tìm cách thay đổi một số các điều khoản trong bản thỏa ước song phương đã đuợc thỏa hiệp và ký kết. Phùng cho biết vào khóa họp cuối năm nay, Quốc hội Việt Nam sẽ xét đến bản thương ước, nhưng chỉ với điều kiện Quốc hội Mỹ phải phê chuẩn trước. 

Thương ước với Mỹ là món ăn ngon Hà Nội vẫn thèm khát từ lâu đang nỗ lực vận động phê chuẩn để thi hành. Bây giờ tại sao mấy ông Hà Nội có tiếng là khôn vặt không đi truớc mà đẩy cho Mỹ đi truớc? Lý do giản dị là miếng ăn đó đang bắt đầu thành mờ mịt khói bay, sau khi các vụ đàn áp tự do tôn giáo, điển hình là vụ bắt giam LM Nguyễn Văn Lý và những lời hăm dọa cản trở HT Thích Quảng Độ đã gây những phản ứng mạnh mẽ trong các giới Quốc hội Mỹ. Nhất là sau khi có tin Tổng Thống Bush đã đích thân can thiệp với Hà Nội yêu cầu thả LM Lý nhưng bị cự tuyệt, người ta có cảm tưởng tấm bằng thương ước và tối huệ quốc đang có vẻ tuột khỏi tầm tay của Hà Nội một cách thê thảm.

Ngay sau lời tuyên bố của Phùng, ông Bob Schiffer, cố vấn Thương mại của Sứ quán Mỹ tại Saigon phê bình: "Ông ta đã lầm. Không có gì thay đổi trong lập trường của chúng tôi". Câu nói của một cấp tham vấn tòa Đại sứ Mỹ trả lời một cấp phó Chủ tịch Ủy ban Quốc hội có nghia là Hà Nội hoãn phê chuẩn thương ước và còn đòi Mỹ phê chuẩn trước là tính lầm, vì Mỹ không có thay đổi lập trường. Chính Hà Nội phải phê chuẩn trước nếu muốn đuợc Quốc hội Mỹ phê chuẩn.

Nếu những lời tuyên bố trên không đuợc đính chính hay minh định lại cho rõ hơn, người ta phải hiểu là hai bên Mỹ và Việt đang lâm thế cù cưa. Hai anh đều nói "anh đi truớc, ta đi sau", không anh nào chịu đi hết. Cung giống như hai anh chơi một quả banh giả tưởng. Một anh nói "Banh ở bên sân anh, anh có bổn phận phải đá". Nhung vì quả banh vô hình nên bên kia trả lời "Quả banh ở sân anh, nó không ở sân tôi, anh đá truớc". Trong tình thế này, bất luận anh nào đá truớc hay đá sau, bản thương ước cung kẹt ít nhất cho đến cuối năm nay. Bởi vì Quốc hội của mấy ông Cộng sản có lệ làng họp một năm Xuân Thu nhị kỳ, lần họp tới là cuối năm. Các ông Hà Nội sợ chính quyền Bush sửa đổi thương ước nên làm gắt như vậy để ép Quốc hội Mỹ phê chuẩn trước cho chắc ăn.

 

Từ nay đến cuối năm Hà Nội lấy áp lực gì làm cần bẩy để buộc Quốc hội Mỹ phê chuẩn thương ước trước? Cần bẩy di nhiên là có, chỉ có điều phiền là nó hơi mỏng mảnh một chút, trong khi thương ước lại nặng như quả tạ. Cần bẩy đó là một nhóm công ty xí nghiệp Mỹ đang có mặt tại Việt Nam và đã đuợc hưởng một số ưu đãi tạm thời - coi như ứng cho các ông Mỹ cái "tối huệ quốc" trước khi thương ước đuợc thi hành. Khi Hà Nội đặc biệt tha cho các xí nghiệp Mỹ khỏi phải chịu luật tăng thuế 50% trên hàng nhập vào Việt Nam, hiển nhiên họ đã chọn sẵn cần bẩy. Bây giờ Hà Nội hăm sẽ hủy bỏ khoản ưu đãi "đặc biệt" này nếu thương ước không đuợc phê chuẩn vào cuối năm, mục đích chỉ để thúc những ông công ty Mỹ làm áp lực với chính phủ Bush.

Các nhà kinh doanh Mỹ ở Hà Nội phần lớn là những công ty tư nhân cỡ nhỏ, nhưng cũng có đại diện một số công ty cỡ lớn. Không rõ các công ty này sẽ tạo áp lực mạnh đến độ nào ép Quốc hội Mỹ phải nhắm mắt trước những vi phạm tự do tôn giáo trắng trợn đang diễn ra ở Việt Nam để phê chuẩn thương ước cho họ kiếm lời. Nhưng thị trường Việt Nam quá nhỏ, nhất là nó mắc phải một loạt những bệnh làm nản lòng doanh gia nước ngoài như nạn tham nhung, tệ quan liêu, giấy tờ rờm rà, luật lệ chồng chất bất minh. Tôi vẫn nghi nhân quyền là cứu cánh chớ không phải phương tiện. Nhân quyền và tự do tôn giáo là những mục tiêu bất luận trong hoàn cảnh nào cung phải đạt đến cho bằng đuợc.

Tôi cung không tin nhân quyền chỉ là một bảng hiệu tùy nghi tháo ra cột vào của chính sách Mỹ. Thương ước đang lâm vào thế đôi co giữa anh hai kình địch trừng mắt nhìn nhau. Anh nào chớp mắt trước? Người Mỹ có lẽ không rành những câu tục ngữ Việt Nam, nhưng có một chân lý đon giản, dân tộc nào cung hiểu. Đó là "Đói thì đầu gối phải bò". Vậy anh nào phải lết ra bò đây.