ĂN CỦA RỪNG

Y YÚT

Hồi còn oánh nhau ác liệt, từ Sài Gòn đi Buôn Mê Thuộc chỉ có một con đường ít khi bị đắp mô: Ði ra Nha trang rồi từ Nha Trang mới bắt quốc lộ 21 tiến lên. Từ Nha trang, qua khỏi đèo Rù Rì, liếc bên phải thấy tượng lính trắng trên đỉnh, dưới là trường Hạ Sĩ quan Ðồng Ðế. Năm bảy lăm chúng nó vào, đặt mìn giựt sập tượng lính nhưng anh lính không bể, chỉ cụt hai chân thành thương phế binh, còn nằm chửa ngửa trên đỉnh núi, mặt ngó thẳng lên trời, e có ý chờ ông trời xuống ráp chân lại.ống đèo rù rì đụng Lương Sơn. Lương Sơn không có Bạc. Không phải vì người thời nay ngại núi e sông (dù có hơi chút chút), mà bị nó chỉ là nơi có nhiều cây dương liễu, bên phải là núi, đằng sau là núi, ngó tới trước là biển. Thời còn Lê Duẩn cho tới Ðỗ 10, nơi nào có biển là nơi đó có bãi, người tính đi xa gọi nó 'nằm bãi'. Một cái nơi ngon lành như thế, có non mà nhất là lại có nước, ngu sao bắt chước quân tử Tàu kéo một trăm lẻ tám vừa thằng vừa con lập bè lập đảng ở đây cho toi mạng. Cho nên dưới ánh đèn pin rọi đường của chủ nghĩa Mác - Lê đánh đâu thua đó, từ Trung Quốc qua Việt Nam, ta phát huy trí tuệ biến Lương Sơn Bạc thành Lương Sơn Bãi cho hợp điều kiện và văn hóa chạy đạn của chúng ta.

 

Ði một chốc đến Ninh Hòa (nem nướng), Ninh Hòa nghèo và nhỏ, chẳng có gì đặc biệt, tuy hào kiệt lúc nào cũng có lai rai dăm ba đứa. Thường thì những hào kiệt này chạy qua Mỹ hết rồi, đứa nào chậm chân ở lại làm ruộng, đẻ con ào ào. Khỏi Ninh Hòa bắt đầu lai rai thấy lính. Nó là Dục Mỹ, có cái quân trường. Có thời Y Yút tôi tính lấy cái bằng sình ở đây, nhưng bị dân cao nguyên không quen chơi với sình lầy, đành lên miền đất đỏ thả diều săn thú. Chỗ này dễ nhớ vì từ thường dân cho đến quan đi ngang đều thấy một tấm bảng ghi có độc một chữ màu đất nung, khí thế ớn lạnh: 'SÁT'. Hồi bộ đội vô, thấy chữ này, chửi rủa anh em Biệt Ðộng Quân ỏm tỏi.ỏi Dục Mỹ lại đụng cái đèo nữa. Nó là đèo Phượng Hoàng. Cái đèo này đẹp, sau bảy lăm cứ còn đẹp dù tóc tai bị dân đi củi tỉa sằn sọc. Cái hồi chạy từ cao nguyên xuống, ngang đây thấy các anh Dù dàn trận dọc đèo. Lính tiểu khu Ðắc Lắc chạy bị mấy bản chọc quê: 'Gà mái chạy'. Không may mấy bữa sau, các anh bị tụi nó từ trên núi tràn xuống cắt dọc từng khúc, cũng chạy.ế đến là Khánh Dương, chỗ nghỉ giữa đường Nha Trang - Ban Mê. Xuống đây vô tiệm làm một đĩa cơm, chơi ly trà đá, tiếp tục đường trường xa.ưng coi như đã bắt đầu vào hoàng triều cương thổ rồi. Dọc đường, gặp liên miên người Thượng, người mình không biết họ là Ê đê hay Ra đê gì ráo, cứ thấy đen thùi lùi, mang gùi, cõng con, là gọi Thượng tuốt luốt. Người Thượng thường đứng dọc đường, để dưới đất vài buồng chuối, chờ xe đò đổi lấy muối. Dân miền núi cần vị mặn, một buồng chuối ngon lành đổi có một ký muối, không có muối họ chỉ lấy trăm rưởi. Trong cảnh mua bán đổi chác Kinh - Thượng, thì cái vĩ đại không phải là món hàng mà bản chất láu cá vặt của người Kinh lộ ra như lăng Bác. Ðể buồng chuối lên xe rồi, người Kinh sung sướng hỉ hả lắm, coi như mình mới lừa được người Thượng một cú ngon lành. Một mẹ trăm con, năm mươi theo mẹ lên núi thật thà, năm chục đứa xuống biển học tài khôn, gọi là tư tưởng tiểu nông bình thiên hạ.ái sự khôn vặt ấy không phải chỉ gây máu đổ thịt rơi mới đây thôi. Thời ta còn dân chủ ba phần tư mùa, tài khôn vặt đã sinh ra tai họa. Các ông quan đầu tỉnh trước bảy lăm, nghe đâu cũng lấn đất giành dân với người Thượng. Ðâu như đầu bảy tư thì phải, một lính Thượng tức mình đã xông vào tư dinh ông quan tòa giáp hàng rào với Ty Phát triển Sắc tộc Ðắc Lắc, nổ súng Mỹ ào ào. Anh lính thượng sau đó bị bắt, bị thương, không được chữa chạy để cho dòi ăn thịt da. Rồi từ cái hôm đó cho đến khi chúng nó kéo quân vào thế chỗ, quan ta cứ gặp Thượng tùng tam tụ ngũ đâu đó ở loanh quanh quốc lộ là bắt hết vô rừng, phơ sạch.ền công lý tiểu nông ấy được nâng cấp khi cả nước tiến lên chủ nghĩa công nông. Trời, hồi trước mới một nửa nước bán nông dân, người Thượng chịu đã không nổi, bấy giờ toàn gia toàn quốc đều là nông hết thì Thượng chịu sao thấu! Hồi trước còn có Bộ Phát triển Sắc tộc. Bây giờ không cần, đưa một anh đội lốt dân thiểu số mần chủ tịch Quốc hội. Thế là xong.à xong, người Thượng ở Buôn Mê kéo tới số 9 Lê Duẫn (trụ sở Ủy ban Nhân dân); người Thượng ở Pleiku kéo tới số 1 Hai Bà Trưng. Ðừng nghe báo chí nước ngoài loan truyền mức độ bạo động, nghe chính ngay cơ quan ngôn luận của nhà nước nói chắc ăn hơn, vì ít khi, hay hiếm khi, báo Ðảng lại chịu 'đi' tin biểu tình đòi lật đổ chính quyền lắm.áo Lao Ðộng sau khi vô đề có biểu tình ngày 2 tháng 2 do nhà nước bắt cóc hai người, có khiếu kiện về đất đai trước toà tỉnh, đã tả cảnh chiến trường như sau: 'Tỉnh ủy và UBND đã cử cán bộ giải thích với bà con khiếu kiện về nguyên nhân những người bị bắt là do họ đã vi phạm pháp luật, kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và những người này được thả ngay sau khi họ ký vào biên bản xác nhận hành vi phạm pháp và xin khoan hồng.'Trâu chết để da, da trâu làm mặt trống. Nhà nước vô sản hấp hối nhưng vẫn theo nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc để lại cái trống trâu. Coi, nếu hai người phạm pháp thì cớ sao không đem ra tòa xử, coi họ phạm điều mấy của Bộ Luật Hình sự, rồi cứ kê tội phản quốc kết luôn cái án tử hình cho đúng luật, gọn gàng. Ðàng này, tự nhiên bắt người xong, lại bắt người ta ký luôn vào biên bản nhận tội. Nhận tội là có tội, vậy mà dưới ánh sáng tơ tưởng Hồ Chí Minh, quan có tội không xử là... đúng, dân có tội cũng không cần xử, sao kỳ vậy, mấy cha!khi tin quốc tế nói có khoảng 20.000 người tham gia biểu tình, tấn công công an, đắp mô chận đường, thì nhà nước ta không nói bao nhiêu vì không quen đếm nhân mạng, họ bảo: '... một số vụ khiếu kiện tuy có quy mô nhỏ nhưng đã ảnh hưởng đến trật tự trị an, ách tắc giao thông, thậm chí có con em người dân tộc đã nghỉ học do tình hình trên... Một vài kẻ cực đoan đã có những hành động quá khích gây mất trật tự trị an, chống người thi hành công vụ, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá phách một số công sở ở buôn, xã, huyện, gây tổn thất về của cải vật chất và làm rối loạn trật tự xã hội.'

 

Ở trên thì nói 'có qui mô nhỏ', đoạn kế nói liền 'ách tắc giao thông, con em nghỉ học, đánh người thi hành công vụ, gây tổn thất của cải vật chất và làm rối loạn xã hội.' Cha, ngôn ngữ ngoại giao hay sao chớ. Nói đúng chữ, thì nó là 'đình công bãi thị, xuống đường biểu tình, tấn công trụ sở uỷ ban nhân dân, ném cà chua trứng thối và bao ny-lông đựng nước lăng Bác, dùng gậy gộc tấn công cảnh sát'. Thêm chi tiết mà báo Lao Ðộng không kể, là trưng biểu ngữ, kêu tên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Ðắc Lắc là Nguyễn Bá Anh ra thóa mạ, lại có kẻ dùng điện thoại gọi luôn vào văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, số 852 138 chọc quê. (Bà con hào kiệt muốn chửi phụ hay kiểm chứng, gọi số trên, đừng quên bấm thêm mã số vùng Ðắc Lắc là 50 ở đầu.)ính cho tròn, đầy đủ cơ năng nền văn hóa tiên tiến, thì đó là cô năng cố tính của chữ nghĩa Ban Tư tưởng văn hóa. Người quen đọc báo Ðảng chỉ cần để ý vài mẫu tin ngăn ngắn vô thưởng vô phạt cũng biết ở 'địa phương nào đang bất ổn tạm thời'. Thí dụ, khi vụ Thái Bình nổ ra, thì tự nhiên báo Ðảng đăng lai rai về 'năng suất lúa Thái Bình', hay tin 'Thái Bình cơ bản xóa nạn mù chữ', '100% số xã Thái Bình cơ bản có điện', 'Thái Bình đón nhận huy hiệu anh hùng lao động', hay 'đồng chí Phạm thế Duyệt thăm bà con nông dân Thái Bình'... Toàn là những tin tốt lành về Thái Bình. Bảo đảm khi đọc như thế về địa phương nào, thì cầm chắc chỗ đó có vấn đề.

 

Ở Gia Lai và Ðắc Lắc cũng vậy. Tuần lễ đầu tháng 2, báo Nhân Dân 'tự nhiên' đi toàn tin Gia Lai, Kontum, Ðắc lắc không à. Ðọc chơi cái tít đầu tiên: 'Trình độ văn hóa trong thanh niên Gia Lai ngày được nâng cao'. Nhờ Ðảng 'kiên trì phấn đấu trên lĩnh vực giáo dục', nên thanh niên Gia Lai đã biết bộ mặt chó của nhà nước. Không biết nhà nước có ân hận cho 'chúng nó' ăn học để quay lại phản Ðảng không!Tít thứ hai: 'Ðầu tư hơn 21 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng ở Ðắc Lắc'. Báo Ðảng khoe hai năm qua nhà nước đầu tư gần một triệu rưởi đô từ vốn ngân sách. Thiệt không vậy, bộ không phải một nửa số tiền trên là vốn vay ngoại quốc không hoàn lại, còn một nửa là vốn có từ Chương trình 135, tức bắt mỗi đầu người đến tuổi lao động đóng tiền nghĩa vụ công ích nếu không đi đào đường đắp xá, tỉnh Gia Lai và Ðắc Lắc mới bị 'những thành phần quá khích phá rối trật tự trị an' thì tự nhiên báo... bơm tiền vào. Nhưng cái tít thứ ba mới đáng chú ý: 'Hơn 24 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng ở Kon Tum'. Lần này là Kon Tum, chỉ sửa số tiền và Ðắc Lắc thành Kon Tum là hai cái tin giống nhau. Cũng 'Chương trình 135', Ðắc Lắc được 21 triệu, còn Kon Tum 24 triệu. Báo nước ngoài chưa đưa tin biến động ở Kon Tum, nhưng đọc báo Ðảng, 'vận dụng' tin theo kiểu trên thì Kon Tum đang có vấn đề, nghĩa là đang có biến động do 'một số thành phần cực đoan gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc'. Dân trong nước quá quen với lối 'khai' của những cái loa nhà nước theo kiểu này, nên vừa đọc tin là biết ngay ở đâu có loạn.àm tin theo kiểu nói ngược quen tay, riết rồi thành tập quán, nên báo cáo trong nội bộ Ðảng cũng 'vận dụng' theo kiểu này. Ðọc báo cáo của Nguyễn An Vinh, bí thư tỉnh ủy Ðắc Lắc, trên tạp chí Xây dựng Ðảng tháng 4-2000, vừa thấy ngay cái tập quán láo toét đó, vừa thấy được cách điều hành của những cái trống trâu. Ðầu tiên, bí thư báo cáo dân số Ðắc Lắc ngày mới giải phóng là 35 vạn, tức 350 ngàn người, đến năm 2000 thì dân số tăng thành 1.8 triệu người, tức trong vòng 25 năm tăng gấp 5 lần. Quen cái thói báo cáo 'cái gì cũng tăng', nên ông Vinh phét luôn: 'Sau giải phóng, toàn tỉnh chỉ có trên 2500 cán bộ, nay đã tăng lên hơn 10 lần'. Có phải báo cáo của ông Vinh chửi cha chủ trương giảm biên chế, tăng cường tính gọn nhẹ thông thoáng của nền hành chính quan liêu? Dân chỉ tăng 5 lần, mà sao cán bộ tăng hơn 10 lần vậy trời. Bộ Ðảng tiên đoán dân nổi loạn, nên tăng số cán bộ gấp đôi số lần dân số tăng để trị an sao chớ! Tính nhẫm theo kiểu đỗ 10, thì hồi mới vào uống cà phê Ban Mê, cứ 140 người dân mới có 1 cán bộ; nay ta đổi mới, siết chặt vòng vây, cứ 70 người dân đã có 1 cán bộ rồi. Mà đây mới nói cán bộ là đảng viên không à nghe (ông Vinh báo cáo toàn Ðắc Lắc có trên 26.000 đảng viên), chưa tính cán bộ thường thường bậc trung. Kiềm kẹp chặt như vậy mà còn không xuể, cứ biểu tình hà rầm, chắc kỳ Ðại hội 9 này, thế nào đồng chí Vinh cũng xin thêm quân, và đề nghị trong báo cáo chính trị là 'cứ một thằng coi một thằng' là chắc ăn hơn hết. Nhưng cũng nhờ cái cách báo cáo của tên vô lại gửi lên đám thất học mà người ta biết thêm là trẻ em Ðắc Lắc được đi học dưới ánh đèn pin đã hết pin, nghĩa là học trong ánh sáng lập lòe của đom đóm. Ông Vinh báo cáo: 'Ðã cơ bản xóa được lớp học ca 3, 100% số xã, phường có trường trung học cơ sở [cấp 2], 100% số huyện, thành phố có trường trung học phổ thông...' Nhưng 'hơn 60% số xã có điện lưới quốc gia'. Bấm cả 10 đốt ngón tay như cụ Cố họ Ðỗ hay làm cũng thấy là chỉ dựa theo báo cáo của bí thư tỉnh ủy, có đến 40% trường xã hổng có điện. Cả Ðắc Lắc có 204 xã, một cộng một bằng hai, hai lần hai là bốn, vị chi là có hơn 80 xã không có điện. Chắc nhờ không có điện nên ta tập trung 'xóa được lớp học ca 3', ca đêm. Nhà nước dốt, nhưng càng dốt càng tin bói toán, không hiểu cái nhà nước nói láo quen mồn kia có giật mình tính sổ gần 26 năm về trước, họ lấy được Ban Mê xong là tràn xuống đồng bằng. Bây giờ cái chỗ đó cũng vùng lên, đòi lại những héc-ta đất dọc hai bên đường Quốc lộ 21 đang trong tay của những ông Vinh, ông Nguyễn Bá Anh, ở cây số 30. "Chuyện" xảy ra trong khi Ðảng chuẩn bị họp Ðại hội, không chừng đó là điềm họp lần cuối.ười Kinh làm ăn phát đạt ở cao nguyên còn e câu nguyền "ăn của rừng rưng rưng nước mắt", nhà nước ta không ăn mà đớp, nên không phải 'rưng rưng' mà đổ máu... là phải!

Y YÚT