Ám ảnh Kosovo

NGÔ NHÂN DỤNG

Ông Ðại sứ Mỹ ở Hà Nội Pete Peterson thiết tha muốn bản Hiệp dịnh Thuong mại Mỹ-Việt duợc thông qua sớm. Ðó là cách dẹp nhất dể dánh dấu sự nghiệp của một cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, một cựu tù binh Hỏa Lò (Hilton Hà Nội), và một nhà chính trị với lý tuởng phục vụ nuớc Mỹ. Sau khi chính quyền dảng Dân Chủ nhuờng chỗ cho vị Tổng thống mới thuộc dảng Cộng Hòa, nhân dịp ông Peterson bay về Washington trình diện Ngoại truởng mới, ông cung bỏ công di thuyết phục các dại biểu Quốc hội hai dảng về lợi ích của bản Hiệp dịnh. Ông cầm chắc duợc da số các dại biểu ủng hộ mặc dầu nhiều nguời phản dối vì tình trạng vi phạm nhân quyền của chế dộ cộng sản ở Việt Nam. Nhung số phận bản Hiệp dịnh Thuong mại Mỹ-Việt lại còn tùy thuộc chuong trình hành dộng của tân chính phủ của Tổng thống George W. Bush mà vị tân tổng thống thì còn rất nhiều uu tiên khác, dối nội cung nhu dối ngoại.

Ông Robert B. Zoelick duợc bổ nhiệm làm Ðại diện Thuong mại trong chính phủ Mỹ. Ngay trong cuộc diều trần dầu tiên ông dã tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ bản Hiệp dịnh Thuong mại Mỹ-Việt do chính quyền cu ký kết. Tất nhiên, lời hứa hẹn dó nằm trong chính sách của tân Tổng thống và chính phủ mới. Ðảng Cộng Hòa vốn theo chủ truong dề cao tự do mậu dịch với các nuớc, họ hang hái hon dảng Dân Chủ. Thỏa uớc Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) duợc chính phủ Bush I khởi xuớng dể cho chính phủ Clinton kế nghiệp ký kết, mặc dù nhiều dại biểu dảng Dân Chủ chống dối. Trong thời ông Clinton, các hiệp dịnh thuong mại tự do dều nhờ da số Cộng Hòa trong Quốc hội mà duợc thông qua. Ông Clinton nhiều lần xin cho Hành pháp quyền ký kết nhanh chóng về ngoại thuong (fast track), dể ký các hiệp dịnh mà không phải chờ Quốc hội xem xét, thay dổi từng diểm. Nhung ông Clinton thất bại, bây giờ Tổng thống Bush II lại dang vận dộng xin quyền fast track dó. Trong khi dó ông Zoelick cung muốn dua hai bản hiệp dịnh thuong mại, với Việt Nam và với Vuong quốc Jordan qua cho Quốc hội phê chuẩn.

Jordan là một dồng minh lâu dời của Mỹ, bản hiệp dịnh thuong mại với xứ này duợc chính quyền Clinton chuẩn bị xong từ nam ngoái, ông Zoelick muốn Quốc hội thông qua sớm dể khi quốc vuong Abdullah sang viếng Hoa kỳ thì ông và Tổng thống Bush sẽ làm lễ ban hành, nhu một món quà cho vị quân vuong trẻ tuổi. Nhung rút cục vẫn không làm kịp, vì nội bộ chính phủ mới còn nhiều việc quá. Chính dịa vị của ông Zoelick cung là một vấn dề. Ông là nhân viên nội các sau cùng duợc bổ nhiệm. Vị dại diện thuong mại vốn duợc coi nằm trong thành phần nội các, nhung trong bộ tham muu của Tổng thống Bush có ý kiến nên dặt xuống vị trí thấp hon. Bàn cãi mãi chức vụ này mới duợc cho giữ nguyên hàng nội các, nhung tự nhiên uy thế của ông Zoelick cung bị suy giảm. Ngoại thuong là một vấn dề liên can dến Thuong mại, Ngoại giao, và cả An ninh Quốc gia, trong chính phủ dã có ba nguời phụ trách ba phạm vi dó. Cả bộ Ngoại giao lẫn bà Codoleezza Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Bush, dều phản dối việc dua hai bản hiệp dịnh thuong mại qua Quốc hội cùng lúc với dự luật về fast track, vì họ không muốn những nguời chống dối dự luật nhân dịp dó sẽ nhận chìm cả hai hiệp dịnh mà cả Hành pháp và Lập pháp dều muốn thông qua.

Tuần sau, Tổng thống Bush sắp qua họp hội nghị thuợng dỉnh châu Mỹ ở thành phố Québec dể bàn việc thành lập Vùng Tự do Mậu dịch Mỹ châu (FTAA - Free Trade Area of the America). Dự án thiết lập thuong mại tự do giữa 34 nuớc từ Bắc xuống Nam Mỹ dã duợc dua ra từ nam 1994 nhung bị Brazil từ chối lấy cớ rằng các chính phủ Mỹ không dủ thẩm quyền. Họ không muốn mất bao công trình thảo luận rồi Quốc hội Mỹ lại dòi sửa dổi từng diều khoản. Chính vì vậy Tổng thống Mỹ muốn Quốc hội trao quyền fast track sớm dể Hành pháp dễ nói chuyện với các nuớc khác, hoàn tất thỏa hiệp FTAA truớc khi ông Bush hết nhiệm kỳ dầu, nam 2004.

Trong hoàn cảnh mô tả trên dây, ngay trong phạm vị ngoại thuong chính phủ Bush cung có nhiều uu tiên cao hon, bản Hiệp dịnh Thuong mại Mỹ-Việt bị dẩy vào hàng thấp nhất trong chuong trình của chính phủ mới ở Mỹ.

Nhung dảng Cộng Sản Việt Nam vẫn có thể tìm cách thúc dẩy cho bản Hiệp dịnh sớm duợc thông qua, nếu họ ý thức tầm quan trọng của việc hội nhập vào kinh tế toàn cầu, và quyết tâm thực hiện cho duợc. Chính vì bản Hiệp dịnh này là chuyện nhỏ dối với chính phủ và Quốc hội mới ở Mỹ cho nên nó có thể ghép vô bất cứ chuong trình nghị sự nào của Quốc hội cung duợc. Rất tiếc, Bộ Chính trị dảng Cộng Sản Việt Nam không nhìn thấy tầm quan trọng của hội nhập kinh tế. Trong lúc Trung Quốc cố vận dộng suốt 15 nam dể ký duợc một hiệp dịnh thuong mại với Mỹ, dang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), thì Việt Nam vẫn không có một chủ chuong, duờng lối nào rõ rệt. Trung Quốc coi việc vào WTO nhu một co hội hai mặt, vừa có dịp hội nhập kinh tế toàn cầu dể gia tang số xuất cảng, vừa lấy dà thúc dẩy cải tổ co cấu kinh tế trong nuớc, gia tang hiệu nang của các xí nghiệp và ngân hàng - trong dó có khả nang giảm bớt tham nhung. Ba muoi nam truớc dây kim ngạch ngoại thuong của Trung Quốc gần nhu là số không, nam ngoái dã lên dến 475 tỷ Mỹ kim, trong dó xuất cảng cao hon nhập cảng 160 tỷ, và dự trù 5 nam sau khi vào WTO, số ngoại thuong sẽ tang lên gấp dôi. Việt Nam, hiện dang khiếm hụt trong cán cân ngoại thuong, nhung vẫn dậm chân tại chỗ. Trong lúc kinh tế Nhật Bản, Á Ðông và miền Ðông Nam Á dang trì trệ, co hội ngoại thuong tốt nhất là thị truờng Mỹ, nhung dảng Cộng Sản Việt Nam vẫn không thấy cần tiến tới với Mỹ!

Không những thế, họ còn dể cho báo Nhân Dân viết bài dả kích Mỹ, giống hệt thái dộ của ông Tổng Bí thu Lê Khả Phiêu nam ngoái, khi lên lớp cựu Tổng thống Clinton về sự tất thắng của Chủ nghia Xã hội, một thái dộ mà dến ông Ðỗ Muời cung phải chê là quê mùa, vô học.

Trong một bài truớc chúng tôi dã giải thích thái dộ của báo Nhân Dân là do biến cố 24 nguời Thuợng Việt Nam chạy qua Cam Bốt và duợc chính phủ Mỹ dồng ý cho qua Mỹ với tu cách tị nạn chính trị. Tại sao Bộ Chính trị dảng Cộng Sản Việt Nam lại làm rùm beng về sự cố dó, trong lúc bao nhiêu nuớc dã từng nhận nguời Việt tị nạn chính trị từ hon 25 nam qua?

Lý do chính khiến họ làm ầm lên lần này, không phải chỉ vì họ sợ những dồng bào dân tộc thiểu số của chúng ta sẽ tố cáo các vi phạm nhân quyền, kỳ thị chủng tộc và tôn giáo của dảng Cộng Sản. Cả thế giới dã nghe các lời tố cáo tuong tự từ 25 nam nay rồi. Một lý do quan trọng hon nữa, là dảng Cộng Sản Việt Nam lo lắng một vụ tuong tự nhu Kosovo có thể diễn ra. Khi chính phủ Nam Tu của cựu Tổng thống Milosevic dàn áp nguời gốc Albani thiểu số ở Kosovo, những nguời tị nạn kêu cứu, quân dội NATO dã dến duổi quân Nam Tu ra khỏi Kosovo và dang còn ở dó dể giúp thiết lập một chế dộ dân chủ. Cộng Sản Việt Nam dã từng chống NATO can thiệp vào Kosovo và bây giờ họ sợ vùng cao nguyên Trung phần có thể duợc thế giới nhìn nhu một Kosovo mới. Mặc cảm dó khiến cho họ la hoảng khi hàng tram nguời Thuợng Việt Nam chạy sang Cam Bốt, và chính phủ xứ này có thể coi họ là nguời tị nạn chính trị.

Nhung chúng ta biết rằng vùng Balkan có vai trò lịch sử ở Âu châu, khác hẳn cao nguyên Trung phần Việt Nam trong dịa lý chính trị Á châu. Hãy coi các sắc tộc thiểu số ở Myanmar (Miến Ðiện) dã chiến dấu dòi tự trị suốt nửa thế kỷ qua. Các nuớc Á châu, ngay cả những nuớc láng giềng liên hệ nhu Trung Quốc, Thái Lan dều ngoảnh mặt làm ngo không muốn can thiệp. Không thể nào có một vụ Kosovo xảy ra trong vùng Ðông Nam Á.

Nhung dảng Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ cách nhìn thế giới thiển cận và quan niệm hủ lậu còn lại từ thời chiến tranh lạnh, cùng với nhu cầu củng cố quyền hành dang lung lay của dảng dối với 78 triệu nguời Việt Nam, dã khiến dảng Cộng Sản phản ứng, lên tiếng chống Mỹ, chống từ chuyện cao nguyên Trung phần dến chuyện máy bay gián diệp Mỹ ở dảo Hải Nam.

Phản ứng với thái dộ thù nghịch nhu vậy, số phận bản Hiệp dịnh Thuong mại Mỹ-Việt sẽ còn vất vuởng khá lâu nữa mới duợc phê chuẩn! Việc hội nhập kinh tế của dân ta, việc thay dổi co cấu nền kinh tế sẽ còn bị trì hoãn lâu thêm nữa.

NGÔ NHÂN DỤNG