30 Năm, 1 Bài Toán

 

Vi Anh

Tự do, dân chủ là lý do chánh để hàng triệu người Mỹ lẫn Việt xả thân chiến đấu suốt chiều dài cuộc Chiến tranh VN. Diệt địch để có an ninh xây dựng dân chủ. Xây dựng dân chủ ở nông thôn là chánh yếu vì đó là nơi quân cư trên 80% dân số. Việc đó do một Phó Đại sứ Mỹ đặc trách. Trận Tết Mậu thân, VC tấn công mạnh tỉnh Vinh long, Toà Tỉnh bị mất, vì tỉnh này có tầm quan trọng chiến lược: bản lề giữa Trung ương và Quân đoàn 4, chiếm đuợc Vinh long là cắt Quân đoàn 4 ra khỏi Trung Ương. Toà Đại sứ Mỹ cử xuống Vinh long một trung tá thuộc bộ tham mưu cận và một thanh niên, con của một vị Đại sứ, bạn thân của Phó Đại sứ Colby. Một người làm Cố vấn trưởng. Một người làm chuyên viên Xây dưng Nông thôn, có nhiệm vụ tường trình thẳng cho Phó Đại sứ. Người đi vào nông thôn là Stephen B. Young. Năm 1972, luong định tình hình địch trước Hiệp định Paris, Mỹ, Việt, quân, chính, đều đồng ý: cán bộ VC cấp tỉnh và quận không còn, số cán bộ xã còn lại đa số trốn qua Quận Càn long hay Long toàn (Vinh bình).

Tại đây và từ đó bắt đầu cuộc đời ngoại giao và chánh trị gắn bó với VN của người gần đây là Phó Khoa trưởng Luật khoa, Đại học Harvard, Khoa trưởng Luật Đại học Minnesota, Giám đốc Điều hành Toàn cầu của Hội Caux Round Table (cố vấn chính sách cho các nước chậm tiến) và sáng lập viên Ủy ban Yễm trợ VN Tự do. Ô. Young nói tiếng Việt như người Việt và có vợ Việt. Sở dĨ dài dòng về Steve Young như thế là vì theo sự hiểu biết riêng, chánh trường Mỹ không còn mấy người Mỹ hiểu biết VN từ xã ấp lên trung ương, từ Usaid tỉnh đến Toà Đại sứ Mỹ ở Sàigòn như Ông. 30 năm mới gặp lại nhau, máy tóc đã ngả màu bạc trắng. Nhưng nhiệt tình xây dựng dân chủ và lòng gắn bó với VN của Steve Young trước sau như một. Năm 1993, một phe của CS đồng ý cho Ô. Young vào Sàigòn tìm đáp số cho bài toán dân chủ.

Kết quả thê thảm: Ông bị trục xuất sau 2 ngày điều tra, Cưu DB Phạm Thái (người có gốc và đã đắc cử ở Vinh long ) cùng Ô. Nguyễn đình Huy bị tù. Không bỏ cuộc, năm 2001 một lần nữa, trong một cuộc tiếp xúc với giới truyền thông VN, đêm 10/8/01, Ô. Young cho biết. Qua Đại hội 9, CS Hà nội thoát ly ra khỏi Trung Cộng. Trung Cộng đang trở thành siêu cường. Tình hình VN thay đổi. Phe thân Trung Cộng yếu, Quân đội và nhân dân hướng về Mỹ. Nông đức Mạnh đứng giữa Cấp tiến và Bảo thủ. Thương ước không lôi kéo đuợc đầⵠtư Mỹ vì nạn tham nhung. Do vậy CS Hà nội phải thay đổi. Thay đổi khôn ngoan là giữ ổn định và thêm cái mới vào. Năm 1993 cuộc vận động thay đổi của Ô. bất thành vì Ô.Lê Đức Anh từ Trung Cộng điện về cấm đoán trong khi Ông Võ văn Kiệt thì lừng chừng. Bây giờ Ông vẫn lập lại 6 điểm trước đây trong tình hình mới và sẵn sàng đi Hà nội "trao đổi ý kiến". Hà nội đã cho người gặp riêng Ông. Ông đòi thả Ông Nguyễn đình Huy trước; nhưng Ông Huy nhắn thà chết trong tù, chớ không đổi lập trường. Cùng phục vụ cho VNCH, nhưng khi chế độ sụp, Ô. Young có đất nước để về người Việt kẻ đi tù, người mất quê hương trên chính quê cha đất tổ của mình hay sống đời lưu vong tỵ nạn CS. Tôn trọng ý kiến của bạn cu, nhưng không ít người thấy nhận định của Young nhiều suy đoán hon là thực tế và còn quá sớm. Thứ nhứt, CS thực tế là một tổ chức chuyên nghiệp cướp chánh quyền và bám chánh quyền bằng bạo lực. Suy đoán CS cố bám chánh quyền vì sợ xuống sẽ bị trả thù và người quốc gia cần hoà diụ đòi thay đổi theo kiểu cải lương thay vì cách mang, là một suy đoán không thể chứng nghiệm. Lịch sử VN cŨng như thế giới cho thấy không bao giờ tự dưng nhà cầm quyền " nhả" cho dân nếu không đòi hỏi. Dân chủ tự do không bao giờ xin mà có. Phải đấu tranh.

Vì suy đoán có tính kinh điển Tây phương ấy, mà Tây Âu, Băc Mỹ tỏ ra dung dưỡng CS Hà nội, chỉ thúc ép cải lương, tái cấutrúc cơ cấu, chống lật đổ. CS Hà nội lãnh hội và lợi dụng điềuấy, mua thời gian để tiếp tục độc tài từ khi Liên sô sụp đổ đến nay.

Thứ hai, " không thể trao đổi" với CS cung như bất cứ thế lực nào khi mình chỉ có bàn tay trắng. Các chánh đảng quốc gia ởVN đã bị CS diệt gần trắng sau 25 năm độc tài vừa theo kiểuStalinst vùa theo kiêu Mao. Quần chúng còn lại đại đa số không ưa CS, nhưng chỉ là một khối người không có tổ chức. Chỉ có quần chúng tín ngưỡng là tương đối còn lãnh đạo và tổ chức. CS biết nên gần đây nỗ lực triệt hạ, khiến các tôn giáo đứng lên đấu tranh sinh tồn. Tiếc thay trong nhận định của Ô. Young không nói đến yếu tố tôn giáo..

Kỳ dư, nhìn chung nhận định hoà dịu và đối thoại của Ô. Young không có gì khác với tinh thần và chiến lược đấu tranh của Phong trào đấu tranh trong nước, đuợc đại đa số người Việt hải ngoại yểm trợ. Bây giờ những chữ tiêu diệt, giải trừ CS ít nghe.Trái lại chữ đấu tranh, đòi hỏi rất phổ quát. Người Việt Quốc gia muốn giải quyết mâu thuẫn Quốc Cộng, mâu thuẫn độc tài đảng trị CS với dân chủ tự do trên tinh thần dân tộc, anh em một nhà hơn là trên căn bản địch và ta, một mất một còn như thời chiến nữa. Nhưng CS còn ở thế mạnh (chánh quyền cán lưỡi đang nắm trong tay), không chấp nhận đối thoại. Phong trào cầp thời gian để biến thế thành lực và phẩm thành lượng. Nhiều dấu chỉ lạc quan cho thấy quần chúng thầm lặng bắt đầu dấn thân, nhập cuộc phong trào đấu tranh. Tự do tôn giáo đãchuyển qua nhân quyền, phù họp với lòng dân và xu thế thế giới. Theo đà này, quần chúng sẽ bao vây và xiết chặt đảng cầm quyền. Công quyền sẽ vỡ ra từng mảng và quay về với nhân dân theo qui luật cách mạng không bạo lực (còn gọi là cách mạng nhung) của thời hậu Chiến tranh Lạnh đã từng xảy ra gần đây ở nhiều nước từ Âu sang Á.