250 Nông Dân Tới Nhà Mạnh,

Biểu Tình Đòi Trả Ruộng Đất

 

HANOI (VB) - Đã có khoảng 250 nông dân bao vây tư dinh Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, để khiếu kiện đòi ruộng đất hồi đầu tháng 12. Tin này đuợc gửi từ Hà Nội, bởi cựu chiến binh Trần Minh Tâm, toàn văn nhu sau.

Nông dân biểu tình bao vây nhà riêng của Nông Đức Mạnh

Trong khóa họp Quốc Hội CSVN bắt đầu từ ngày 20/11/2001, ngoài việc 20 phụ nữ tụ tập biểu tình trước tòa nhà quốc hội đòi lại đất, gần 250 người khác - chủ yếu là nhân dân thuộc tỉnh Nam Định, số còn lại đến từ nhiều tỉnh ở trong Nam lẫn ngoài Bắc - đã biểu tình, bao vây nhà riêng của Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng CSVN, ở số 66 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nộị Đoàn người biểu tình trong ôn hòa, đòi hỏi công bằng xã hội, đòi trả ruộng đất của họ mà các quan chức địa phương đã trấn cướp phi pháp. Cuộc biểu tình có chăng khẩu hiệu : "Chúng tôi ủng hộ đảng CSVN chống tham nhung và tiêu cực", "chúng tôi đòi công bằng và xử lý công minh các vụ tiêu cực ở địa phương"... Công an đứng lập hàng rào, cô lập đoàn biểu tình nhưng không đàn áp.

Ông Phạm Quế Dương, cựu chủ bút Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự CSVN, người đã từng đuợc Tổ Chức Human Rights Watch trao giải nhân quyền Hellman/Hammett vào ngày 26/6/2001 vừa qua, đã đến gặp gỡ và tặng đoàn biểu tình 50.000 đồng và khuyên công an không nên đàn áp họ. Ông Dương cũng cho biết là trong báo cáo trước quốc hội lần này, Nguyễn Văn An, Chủ Tịch Quốc Hội CSVN cho biết trong lần họp kỳ này có tới hơn 600 người kéo lên Hà Nội đua đon khiếu kiện và tham gia các cuộc biểu tình.

Ở Hà Nội, cứ đến các kỳ họp hay Hội Nghị Trung Ương đảng CSVN đều xảy ra những cuộc biểu tình tự phát vì dân sinh của dân chúng ở các địa phương kéo về. Trước trụ sở tiếp dân của trung Ương đảng CSVN ở số 1 phố Mai Xuân Thưởng, lúc nào người ở Hà Nội đi qua đều thấy dân cư các tỉnh căng bạt, ni lông để chầu chực khiếu kiện. Đoàn khiếu kiện của dân chúng đến từ khắp mọi miền đất nước, ngay cả các tỉnh rất xa xôi trong Nam như Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Nai, Bình Thuận... Tình trạng khiếu kiện hiện nay vẫn gia tăng nghiêm trọng, bất công xã hội càng chồng chất và đang dồn CSVN vào thế lúng túng mọi mặt.

Hà Nội ngày 16/12/2001

Phóng viên từ Hà Nội

CCB Trần Minh Tâm

________________

Nông dân nhiều địa phương biểu tình

kéo sang ngày đầu năm ở Hà Nội

 

HÀ NỘI 2-1 (TH).- Nông dân các tỉnh, đông nhất là nông dân miền Nam, vẫn tiếp tục cuộc biểu tình tại tư dinh và các cơ quan công quyền trung ương của chế độ CSVN. Theo nguồn tin từ Hà Nội, ngày mùng một đầu năm dương lịch, các cuộc biểu tình của nhân dân các tỉnh miền Nam vẫn diễn ra gay gắt tại Hà Nộị Ðây là ngày thứ 7 liên tiếp, nhân dân vẫn tụ họp ở trước văn phòng tiếp dân của Trung Ương đảng
CSVN ở số 1 đường Mai Xuân Thương.


 Số lượng người biểu tình vẫn vào khoảng hơn 200 người, đông đảo nhất là đoàn nông dân tỉnh Bến Tre lên tới 81 người, đoàn Cần Thơ gần 30 người, còn lại là các tỉnh khác như Sóc trăng, An Giang, Bình Thuận, Ðồng Nai và một số là bà con ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Vì khóa họp Quốc Hội đã bế mạc nên dân chúng tập trung chủ yếu ở văn phòng này để tranh đấụ Các đoàn của từng tỉnh vẫn căng biểu ngữ tố cáo chính quyền CS địa phương cướp đất của dân, tham nhũng và ức hiếp dân lành. Hoàn cảnh của người dân lặn lội đi ra tận Hà Nội để biểu tình và khiếu kiện rất thê thảm vì họ không hề được chính quyền CSHN, đầu não trung ương của cả hệ thống chính trị độc đoán này hoan nghênh.


 Bằng chứng là chúng vẫn cho công an đi quay phim dân chúng biểu tình để nhận dạng từng người và sẽ có kế hoạch trù dập những người đã ra tận Hà Nội biểu tình và kiện tụng. Công an Hà Nội còn quay phim lén hoặc chụp ảnh bất cứ ai trao đổi với dân chúng biểu tình. Ðây là một cách khủng bố tinh thần nhằm cô lập đoàn biểu tình với dân chúng ở Hà Nộị Tuy vậy, khi đoàn biểu tình đi tuần hành trên các phố dẫn đến tư gia Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng ở Phan Ðình Phùng hay tư gia Phan Văn Khải ở phố Ðội Cấn thì dân chúng Hà Nội trông thấy, họ vẫn động viên và cổ vũ bằng lời nói hay cử chỉ mà không hề tỏ ra sợ sệt đội ngũ mật vụ và công an canh chừng. Các cháu đi học, tuổi từ 14 - 15 hô to : "Ðồng Nai cố lên "; "Chúng cháu ủng hộ cô bác tỉnh Cần Thơ"..., làm cho dân biểu tình phấn chấn còn mật vụ CS thì rất tức tối nhưng không làm gì được.


 Nhiều khách ngoại quốc đã tiến đến chụp ảnh và quay phim, nhưng công an không dám đập phá máy móc của họ như mấy năm trước. Các vị khách Tây phương đi chơi Hồ Tây hay đang công tác tại Hà Nội đều dơ ngòn tay cái ra chỉ dấu động viên đoàn biểu tình.


 Sáng ngày 30/12, có 3 vị khách Hà Lan dáng vẻ quan chức đã dừng lại hỏi thăm đoàn biểu tình. Bà Nguyễn thị Thinh quê ở Bến Tre, là mẹ Việt Nam anh hùng, đã cho họ biết là ra đây để tố cáo CS địa phương là huyện Giồng Trôm đã ỷ thế quyền lực khủng bố dân và cướp đất, đẩy nông dân nhiều xã ở hai
huyện Giồng Trôm và Ba Tri vào cảnh nghèo khó do bị cướp đoạt ruộng đất.


 Bà Năm Khang ở huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ tố cáo công an tỉnh đã bắt giam 13 người do tranh đấu chống tham nhũng và cướp đất của nông dân ở nông trường Cờ Ðỏ. Bà cho biết có một nông dân tên Phạm Văn Chắc, là một người tích cực đấu tranh đòi đất cho đến nay vẫn còn đang bị ở tù. Bà có đưa cho vị khách Hà Lan xem khi mật vụ công an đứng đầy xung quanh. Bọn mật vụ trà trộn vào đoàn biểu tình, khuyên đoàn Bến Tre đứng lên đập vỡ máy quay phim, máy chụp ảnh nếu có khách ngoại quốc nào đến chụp họ cùng biểu ngữ, nhưng không một người dân nào làm theo lời xúi bậy của chúng. Mật vụ nói :"Việc nội bộ của dân Việt Nam mình, để chính phủ và nội bộ mình giải quyết không nên để họ chụp rồi bêu xấu nước mình".


 Chiều nay vẫn có chừng hơn 200 người tham gia biểu tình căng biểu ngữ, đặc biệt có 7 bà mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Vĩnh Long đã không chỉ căng biểu ngữ mà trưng cả những tấm ảnh tố cáo CS địa phương cưỡng chế nhà cửa ruộng đất của họ ở quê nhà. 7 cụ bà đã trưng cả những ấm ảnh, huân chương, huy
chương mà họ và con cháu đã hy sinh được tặng thương để chứng minh gia đình họ thuộc diện chính sách. Công an mật vụ dầy đặc nhưng không có hành vi nào thô bạo, nhưng họ giả làm thường dân xen vào đám biểu tình để khuyên bảo hoặc ngầm đe dọạ


 Bà Trần Thị Vược ở xã Suối Cát huyện Xuân Lộc tỉnh Ðồng Nai còn tố cáo: gia đình bà bị chính quyền xã chiếm đất phi pháp đẩy nhà bà vào hoàn cảnh nghèo khổ từ nhiều năm quạ Vào tháng 7/2001, nhân quốc Hội CSVN họp, chồng bà là Võ Văn Ðỗ, thương binh 4/4, đã ra Hà Nội khiếu kiện đòi đất thì công an xã Suối Cát đã phối hợp với công an huyện Xuân Lộc tỉnh Ðồng Nai bắt giam bà trái phép nhiều ngày để trả thù việc chồng đi ra trung ương kiện tụng.


 Như vậy là kể từ khi Quốc hội CS họp cho đến nay, không một ngày nào ở Hà Nội là không có dân chúng lầm than đói khổ biểu tình, mà trung tâm là khu vực lăng Hồ Chí Minh, khu phố Phan Ðình Phùng, Văn Phòng Trung Ương đảng CS ở Mai Xuân Thương và các biệt thự sang trọng của các tay trùm chế độ. Nhà cầm quyền Hà Nội đang phải đối mặt với bất công và chống đối ngày càng dữ dội, gay gắt từ nhân dân trong nước.


 Chú thích :


 Mấy vị khách Hà Lan trao đổi với dân chúng biểu tình qua một người phiên dịch Việt Nam đi kèm sau khi biết tình cảnh phải lặn lội hàng ngàn cây số ra thủ đô khiếu kiện. Họ đã tâm sự cùng đoàn biểu tình như sau: "Ðất nước các bạn không có dân chủ, không có tổ chức hay đoàn thể bảo vệ và bênh vực nhân quyền nên dân chúng khốn khổ quá phải ngồi lê vỉa hè, vườn hoa, mà kêu đòi công lý như vậỵ Ở nước chúg tôi,
chính phủ sẽ không tồn tại được dù là 1 ngày nếu để nhân dân chịu đựng bất công áp bức như vậỵ Tôi sẽ về nước và chắc chắn có ý kiến để gây áp lực lên chính phủ Hà Lan rồi  qua đó khuyến dụ chính phủ Việt Nam nên đối xử với nhân dân nước mình tốt hơn, có tình người và nhân đạo hơn. Trước khi lên xe hơi rời khỏi nơi biểu tình, các vị khách Hà Lan này đã chụp rất nhiều ảnh, còn dựng cả máy camera quay cảnh dân chúng biểu tình và sống ở vườn hoa Mai Xuân Thương. Sau đó ông còn nhờ người phiên dịch phát cho một số bà con tiền, mỗi người được 10,000VND. Bà con cám ơn họ rất vui vẻ và hy vọng ông trở về Hà Lan sẽ có những hành động cụ thể giúp cho họ. Mật vụ công an không ngăn cản cuộc trò chuyện khá lâu của vị khách quốc tế kia, chắc chắn họ không phải là những vị Tây du lịch ba lô mà họ là những người quan trọng nên mới quan tâm khá sâu đến như vậỵ