2001, Năm Vùng Lên; 2002, Năm Tiến Tới

Với tinh thần yễm đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền VN, người Việt tỵ nạn CS ở Little Saigon, dù cách nước nhà nửa vòng Trái Đất, hân hoan chào năm cũ 2001 như NĂM VÙNG LÊN, đón năm mới 2002 như NĂM TIẾN TỚI của đồng bào trong nước.

Thực vậy trong suốt thời gian CS Hà nội đặt ách độc tài đảng trị toàn diện lên đất nước và nhân dân VN, chưa bao giờ Đảng và Nhà Nước CSVN gặp khó khăn với nhân dân như năm 2001. Cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo nhen nhúm năm 2000 bùng lên trong năm 2001. Phật Giáo Hoà Hảo đấu tranh ở Miền Tây. Phật giáo Thống Nhứt đấu tranh ở Miền Trung. Công giáo đấu tranh ở Huế. Tin lành đấu tranh ở Cao nguyên. Cuộc đấu tranh vì tự do tôn giáo phát triễn phẩm đến lượng khắp lãnh thổ VNCH cũ. Việc CS Hà nội đàn áp cuộc đấu tranh đánh động lương tâm nhân dân và chánh quyền các nước, khiến vấn đề tự do tôn giáo của VN trở thành vấn đề lương tâm của nhân dân và chánh quyền trên thế giới, và trở ngại ngoại giao, cầu viện cho CS Hà nội.

Nhưng thành công lớn nhứt của cuộc đấu tranh của các tôn giáo phải là việc giải thoát cho nhân dân khỏi nổi sợ hãi CS. Đó là điều kiện cần và đủ để nhân dân biến năm 2001 thành năm vùng lên. Đồng bào ở Bắc, ở Nam, ở Trung đứng lên chống tham nhũng, chống cướp đất, chống cán bộ cường hào ác bá đã bao năm dùng cường quyền áp bức làm cho nhân dân đau khổ vô cùng.

Đa số bà con cơm ghe bè bạn ra tận Hà nội kiện cáo, khiếu nại là dân thuộc lãnh thổ VNCH cũ. Hiện tượng vùng lên đó của Miền Nam xảy ra ở bên ngoài lẫn bên trong Đảng. Lý do, từ khi CS Hà nội chiếm được Miền Nam xem nơi đây như thuộc đia khai thác. Không chỉ thường dân ức, vùng lên. Đảng viên CS hồi kết và tại chỗ cũng ức. Chính cái ức đó đã khiến số đảng viên sống và chiến đấu ở Miền Nam vùng lên, chiếm hơn phân nửa số ghế của Bộ Chánh trị trong Đại Hội Đảng năm 2001, tạo sự kỳ thị Nam Bắc gay gắt, hết thuốc chữa trong Đảng. Ở Sàigòn, có lúc báo Nhân dân của Hà nội bị bí mật thu mua và quăng vào thùng rác. Báo Tuổi trẻ, Lao Động, Thanh Niên của Thành Ủy Sàigòn là những tờ báo khui nhiều vụ tham nhũng, lộng quyền mạnh nhứt nước. Đa số người bị tố là cán bộ " chi viện"; tức của Trung ương Hà nội " điều vào".

Thành công thứ hai của cuộc đấu tranh là liên kết tự do tôn giáo với nhân quyền. Nói khác cuộc đấu tranh tiến thêm một bước vào lãnh vực tự do căn bản, quyền sống bất khả tương nhượng của con người, được Hiến chương Liên hiệp quốc minh thi ghi nhận, và CS Hà nội chính thức ký tên gia nhập, thừa nhận. Hoà Thượng Thích Quảng Độ là người công khai hoá sự kết họp này trước quốc dân và quốc tế. Đạo và Đời kết họp đấu tranh chung cho nước nhà. Người Việt hải ngoại bất phân lương giáo, giới tính, nguồn gốc hết lòng ủng hộ. Thế giới phản đối Hà nội.

Nguy cơ ám ảnh CS Hà nội làm CS sợ đến đổi vì húy kỵ, không đám kêu tên mà gọi bằng một cái tên vô nghĩa là Diễn biến Hoà bình. Nỗi sợ đó là tham nhũng sẽ giết Đảng. Các tôn giáo sẽ hoá thân chủ nghĩa vô thần, độc tài vật chất làn tinh thần, muốn nắm thế quyền lẫn thần quyền. Đó là tự do dân chủ đã như ánh sáng lan toả vào đầu óc đảng viên, công tác tư tưởng tuyên truyền nhồi sọ mất tác dụng. Chưa lúc nào số đảng viên kỳ cựu ly khai, bỏ và chống Đảng nhiều hơn năm 2001. Còn nhân dân thì kiện cáo, khiếu nại lung tung, khắp nơi, biểu tình, phản đối liên tục, không cách nào giải quyết nổi. Không còn diễn biến hoà bình nữa.

Đã thực sự diễn biến bằng hành động, tạo thế thậm chí nguy cho CS. Không ngày nào trên truyền thông quốc tế không có tin về cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở VN. Trước trụ sở Đảng, Quốc Hội, công thự của các nhân vất chóp bu của Đảng cầm quyền, người dân uất ức, ngực bích chương phản đối, tay đơn khiếu nại. Tình trạng ngồi lì đấu tranh và tình trạng biểu tình lật đổ chỉ cách nhau một thời gian để kết họp tổ chức.

Tình hình đường phố lên tiếng sẽ đánh động lương tâm người được lịnh dẹp biểu tình, trong đó có cha anh, bè bạn họ. Bao lâu mà lực lượng chống biểu tình bị lương tâm cắn rứt, cây dùi cui, cái khiêng sẽ bất lực trước đám đông, công quyền sẽ vở ra từng mảng. Chính những mảng đó sẽ tìm cách tự cứu, quay về nguồn, trở lại với nhân dân, và khai tử chế độ. Đó không là lý luận suộng. Đó là thực tại lịch sử đã xảy ra ở Nam tư, Nam đương, và Phi Luật tân sau Chiến tranh Lạnh. Những những nhà sử học gọi là cách mạng không đổ máu hay cách mạnh nhung.

Lịch sử đã chứng minh bất cứ một phong trào nhân dân nào, nếu nhà cấm quyền không dẹp được trong buổi ban đầu kjhó khăn, tphong trào đó sẽ sống dai hơn và sống trên đống tro tàn của chế độ. Minh hoạ điển hình và rõ nhứt là Ky tô giáo với Đế quốc La mã. Trong thời đại Tin học này, diễn biến lịch sử nhanh, gần như nhãn tiền. Năm 2002 sẽ là NĂM TIẾN TỚI của Phong trào Đấu tranh cho Tự do Tôn giáo và Nhân quyền trong nước đầy hứa hẹn. Thế hệ thứ nhứt người ty nạn CS ở Mỹ có nhiều hy vọng sẽ được trở lại thở không khí tự do, dân chủ ngay trên quê cha đất tổ đã mất của mình. Năm 2002 đến với niềm hy vọng ấy.